Tổng thống Trump “tung đòn”, liệu dòng tiền còn chảy vào Trung Quốc?

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung ngày càng leo thang, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chiếm gần 1/5 GDP toàn cầu. Mặc dù vai trò quan trọng của quốc gia này đối với kinh tế thế giới, thị trường vốn của Trung Quốc đại lục không quen thuộc với nhiều nhà đầu tư.
Tổng thống Trump “tung đòn”, liệu dòng tiền còn chảy vào Trung Quốc?
Ảnh minh họa

Thị trường vốn của Trung Quốc vẫn còn hẹp với nhà đầu tư nước ngoài

Báo cáo mới nhất của RongViet Securities cho biết, MSCI thông báo sẽ tăng tỉ trọng các chứng khoán trong MSCI China A Inclusion Index lên 4 lần trong Global Standard Indices, thông qua nâng hệ số từ mức 5% lên 20%. Điều đó đồng nghĩa gần 80% chứng khoán trong rổ MSCI China A Inclusion Index vẫn chưa được thêm vào.

Nhà kho Trung Quốc ế ẩm 

//

chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang đang là điểm nóng toàn cầu.

Trong thập kỷ qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào các công ty Trung Quốc phần lớn thông qua chứng chỉ tín thác Mỹ (ADRs) và sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Trong khi đó, A-shares vẫn là một trong những thị trường biến động do bị chi phối bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ (chiếm gần 85% giao dịch) như trường hợp ở Việt Nam, nơi các nhà đầu tư có các lựa chọn hạn chế và ưa thích chọn cổ phiếu hơn chọn các quỹ quản lý chuyên nghiệp.

Hơn 10 ngàn tỉ USD tài sản được giao dịch theo các chỉ số của MSCI và các nhà quản lý tiền (thụ động) rõ ràng sẽ mua bất cứ thứ gì trong rổ chỉ số, đặc biệt nếu nó có tỉ trọng đáng kể. Bất kể tỉ trọng chính xác là bao nhiêu, các quản lý EM không còn có thể bỏ qua Trung Quốc.

Tỉ lệ sở hữu nước ngoài với cổ phiếu A shares ít hơn 5% do đó còn nhiều room ngoại. Vốn hóa thị trường Trung Quốc/ GDP là 71% so với mức 165% của Mỹ, 106% của Nhật Bản và 88% của cả Hàn Quốc và Ấn Độ ( theo CEIC). Những nhà quản lý tài sản cũng có thể quan tâm đến thị trường tài sản thu nhập cố định, Trung Quốc đang đứng thứ 3 ở mức hơn 12 ngàn tỉ USD, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản.

Tỉ lệ sở hữu nước ngoài đối với trái phiếu chính phủ Trung Quốc chưa đến 10%. Đây là mức thấp so với gần 40% của Indonesia. Trong Chỉ số Bloomberg Barclays Global Aggregate, Trung Quốc chỉ chiếm 1,2% tỉ trọng, thấp hơn Hà Lan (đứng đầu: Mỹ 39,5%, Nhật Bản 17%, Pháp 6,1% và Đức 5,2%).

Trung Quốc muốn giảm phụ thuộc vào đồng USD

Ngoài ra, các nhà kinh tế tại Trung Quốc không còn muốn phụ thuộc vào USD và quyết tâm biến Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền dự trữ quốc tế. Quỹ tiền tệ quốc tế quyết định thêm Nhân dân tệ vào rổ SDR có hiệu lực vào tháng 10.2016 (hiện tại, đồng USD chiếm 42%, EUR 31%, Nhân dân tệ 11%, Yên Nhật 8%, Bảng Anh 8%).

Trung Quốc không còn muốn phụ thuộc vào USD và quyết tâm biến Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền dự trữ quốc tế.

Theo RongViet Securities, chúng ta đang ở trong thời đại của chủ nghĩa dân tộc và không có nhà lãnh đạo nào làm được điều này tốt hơn ông Tập. Việc bãi bỏ quy định thêm về thị trường vốn nằm trong chương trình nghị sự của Bắc Kinh. Với mỗi lần mở cửa thị trường (lao động, sản xuất, bất động sản), Trung Quốc đều đã chứng kiến sự tăng trưởng.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10125
  1. Trung Quốc dọa trả đũa việc Mỹ áp thuế
  2. Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang
  3. Trung Quốc có đủ USD để trụ được thương chiến kéo dài với Mỹ
  4. Thêm doanh nghiệp Mỹ than khổ vì thương chiến Mỹ - Trung
  5. Hơn 600 công ty nài nỉ ông Trump không tăng thuế với hàng Trung Quốc
  6. Thương chiến Mỹ-Trung: Ông Trump bị hàng trăm công ty Mỹ gây sức ép
  7. Mỹ dịu giọng khi nói về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
  8. Kinh tế Trung Quốc bắt đầu sa sút vì cuộc chiến thương mại?
  9. Ông Trump không thể thắng thương chiến với Trung Quốc
  10. Ai thắng ai trong cuộc đấu Trung – Mỹ?
  11. Đàm phán thương mại bế tắc, Trung Quốc tìm cách gây áp lực với Hoa Kỳ
  12. Trump bảo vệ chính sách tăng thuế, Trung Quốc không sợ chiến tranh thương mại
  13. Trung Quốc lần đầu hé lộ lí do đàm phán thương mại với Mỹ sụp đổ
  14. ‘Con dao hai lưỡi’ của Trung Quốc trong cuộc thương chiến với Mỹ
  15. Ông Trump bị tố ‘đuổi cùng diệt tận’ gã khổng lồ Huawei
  16. Mỹ và Trung Quốc cần làm gì để tháo gỡ nút thắt thương chiến
  17. Trung Quốc sẽ theo đến cùng nếu Mỹ làm cuộc chiến thương mại leo thang
  18. Thương chiến căng thẳng, Trung Quốc đẩy mạnh gom vàng
  19. Bị Mỹ trừng phạt thuế, Trung Quốc ồ ạt mua vàng tích trữ
  20. Hoa Kỳ sẽ có ‘biện pháp thích đáng’ nếu Trung Quốc tiếp tục thao túng tiền tệ
  21. Mỹ càng đấu, thâm hụt thương mại với Trung Quốc càng tăng
  22. Hà Nội: Dự báo tốt cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung để tăng trưởng xuất khẩu
Video và Bài nổi bật