Mỹ càng đấu, thâm hụt thương mại với Trung Quốc càng tăng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thặng dư thương mại Mỹ- Trung đạt kỷ lục trong bối cảnh gia tăng đối đầu thương mại, chưa có dấu hiệu đàm phán.
Mỹ càng đấu, thâm hụt thương mại với Trung Quốc càng tăng
Ông Trump tự tin Trung Quốc rất cần đàm phán thương mại.

Không đàm phán, ông Trump càng bất lợi

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 10/6 đã bày tỏ tin tưởng về khả năng sẽ diễn ra cuộc gặp và đàm phán với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ông Trump tin rằng Trung Quốc sẽ chấp nhận và đang rất cần một thỏa thuận thương mại với Mỹ.

"Sẽ rất ngạc nhiên nếu như ông ấy không đến... Tôi nghĩ ông ấy sẽ tới, tôi chưa nhận được thông tin nào nói rằng ông ấy sẽ không tham dự. Chúng tôi sẽ gặp nhau" - Tổng thống Mỹ tự tin.

Ông Trump thậm chí đe dọa sẽ tăng thuế nhập khẩu lên thêm với nhiều hàng hóa của Trung Quốc nếu không đạt thỏa thuận sau Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức ở Nhật sắp tới.

“Nếu không đạt được thỏa thuận, thuế nhập khẩu sẽ tăng" - Tổng thống Trump tuyên bố trong một phỏng vấn với Đài CNBC.

Khi được hỏi liệu thuế nhập khẩu có tăng ngay lập tức hay không, ông Trump đã cho biết là có.

Tuy nhiên, những gì đang diễn ra về cuộc đối đầu thương mại này không cho phép ông Trump tự tin đến vậy. Khi ông Trump càng muốn gia tăng đối đầu ở mức cao nhất, Mỹ càng chịu nhiều thiệt hại hơn.

Tính từ tháng 1 đến tháng 5/2019, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ là 110,55 tỉ USD, theo Reuters.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ trong cả năm 2018 là 323,32 tỉ USD, mức cao nhất kể từ 2006. Thâm hụt thương mại là vấn đề cốt lõi, là nền tảng để khiến ông Trump phát động cuộc chiến này.

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang trở lại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/5 tuyên bố tăng mức thuế từ 10-25% đối với 200 tỷ USD hàng hoa Trung Quốc.

Đáp lại, Trung Quốc ngày 1/6 chính thức áp mức thuế 5-25% lên 5.140 mặt hàng nhập từ Mỹ với tổng trị giá 60 tỉ USD. Trong đó có hơn phân nửa số mặt hàng bị áp thuế ở mức 20-25%.

Cùng với đòn thuế quan, Mỹ đã áp lệnh cấm đối với hãng công nghệ khổng lồ của Trung Quốc là Huawei, liệt Huawei vào danh sách đen thương mại và cấm các công ty công nghệ Mỹ bán linh kiện cùng một số thành phần khác cho gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc này.

Lệnh cấm đã buộc nhiều "đại gia" công nghệ Mỹ ngừng làm ăn với Huawei. Những tưởng rằng sẽ khiến gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc không còn đường lui.

Tuy nhiên, sau đó, các công ty công nghệ lớn của Mỹ đã phải liên hệ với các cơ quan hữu quan Mỹ để trì hoãn áp đặt lệnh cấm lên Huawei.

Đơn cử như Google. Công ty này đang ra sức vận động Chính phủ Mỹ cho phép giữ mối quan hệ với Huawei, miễn trừ khỏi lệnh cấm. Google đã thảo luận với Bộ Thương mại Mỹ nhằm kéo dài thời gian "ân hạn" 3 tháng để Huawei được mua các linh kiện và công nghệ Mỹ phục vụ cho việc bảo trì và đáp ứng các mạng viễn thông và smartphone đã bán.

Google cho rằng, nếu họ không tiếp tục được hợp tác với Huawei, thì kết quả có thể sẽ hai loại hệ điều hành Android, gồm một bản nguyên gốc và một bản ‘lai’. Trong đó, bản ‘lai’ có thể sẽ có nhiều lỗi hơn so với bản Android gốc của Google, và sẽ đặt điện thoại Huawei vào nguy cơ bị tấn công (hack) lớn hơn".

Google trước đó đã "ngoan ngoãn" thực hiện lệnh cấm của Chính phủ Mỹ khi dừng hợp tác với Huawei, không cho phép công ty Trung Quốc sử dụng hệ điều hành điện thoại thông minh (smartphone) Android trên sản phẩm mới.

Động thái mới nhất từ Google đang cho thấy một thực tế là sự ảnh hưởng lẫn nhau một cách to lớn giữa các hãng công nghệ Mỹ và Trung Quốc.

Nhiều đối tác quan trọng của Google đã bày tỏ thái độ quyết liệt khi từ chối hợp tác với Huawei nhưng Microsoft là công ty lớn duy nhất hiện không rõ ràng trong các lệnh cấm với Huawei.

Ngay cả Quyền Giám đốc Ngân sách Nhà Trắng Russell Vought đang yêu cầu trì hoãn các hạn chế đối với Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc.

Quyền Giám đốc Ngân sách Nhà Trắng cũng yêu cầu tổ chức nhiều diễn đàn công cộng nhằm lắng nghe ý kiến từ các nhà cung cấp về lệnh cấm đối với Huawei.

Thực tế lệnh cấm sử dụng linh kiện Huawei trên đất Mỹ có thể khiến nông dân Mỹ không có mạng di động. Gã khổng lồ lĩnh vực viễn thông đến từ Trung Quốc, nhà cung cấp hạ tầng chính cho các nhà mạng vùng nông thôn Mỹ, nơi mà chất lượng dịch vụ mạng chưa được đồng nhất dù chính phủ đã nỗ lực để cải thiện.

Những người nông dân cũng không thật sự tin vào sự thay đổi kinh tế được tạo ra bởi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Họ thậm chí lo sợ về một đòn trả đũa đánh vào xuất khẩu.

Huawei đóng vai trò rất quan trọng cho nhiều nhà mạng mở rộng vùng phủ sóng, phục vụ những vùng dân cư thưa thớt, vì thiết bị của họ thường có giá rẻ hơn so với các thiết bị khác cùng tầm phủ sóng.

Hiệp hội không dây nông thôn, nhóm thương mại đại diện cho 55 nhà mạng nhỏ ở đây, ước tính các thành viên sẽ mất tới 800 triệu đến một tỷ USD để thay thế thiết bị Huawei, ZTE hay của các công ty Trung Quốc khác.

Chiến thuật gây áp lực của ông Trump thực sự không có hiệu quả

Không chỉ tìm cách gây áp lực với Trung Quốc, Tổng thống Trump đã từng thúc đẩy các biện pháp trừng phạt đối với Nga, kêu gọi đồng minh châu Âu tung đòn trừng phạt kinh tế vào Moscow.

Tuy nhiên, giới đầu tư Mỹ lại hết sức quan tâm đến việc rót tiền vào Nga. Năm ngoái, kim ngạch thương mại Nga-Mỹ tăng 7,86% so với năm 2017. Tuy nhiên trong những tháng đầu củ‌ּa qu‌ּý 2/2019, thương mại song phương bất ngờ tăng đột biến với mức tăng gần 25% so với cùng kỳ năm 2018.

Ngạc nhiên hơn nữa, theo khảo sát của Công ty Ernst & Young, Mỹ đã vượt qua Đức và Trung Quốc để trở thành nước có tốc độ tăng trưởng đầu tư vào Nga mạnh nhất năm 2018, với mức tăng trưởng 74% so với năm 2017.

Trước đó, ngày 13/2, Ngân hàng Trung ương Nga công bố Báo cáo tài chính tháng 1/2019, cho thấy thị trường chứng khoán Nga đã thu hút đầu tư nước ngoài - trong đó có Mỹ - đạt kỷ lục trong 5 năm trở lại đây.

Bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg 2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho biết thương mại giữa Nga và Mỹ tăng vọt, bất chấp lệnh trừng phạt kinh tế của Washington đối với Moscow được gia tăng liên tục.

"Mặc dù Tổng thống Trump đã phá vỡ mọi kỷ lục trong việc đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Nga, kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Nga đã tăng trưởng mạnh" - ông Putin nhấn mạnh.

Thương mại Nga-Mỹ và đầu tư của Mỹ vào Nga - cả dài hạn và ngắn hạn - đã tăng mạnh và tăng liên tục, song hành với việc tăng cường các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga - kéo dài cả trong năm 2018 đến đầu năm 2019 đang cho thấy một thực tế là các trừng phạt đang tự vô hiệu.

Bên cạnh sự suy giảm giá trị đồng bạc xanh, các lệnh trừng phạt dùng sức mạnh chính trị thị uy đã thực sự khiến sức ép của Mỹ trở nên vô dụng. Nước Mỹ ngày càng tăng cường gây sức ép với cả đồng minh và nhiều đối thủ, cuối cùng tự biến mình thành một kẻ cô độc.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10125
  1. Trung Quốc dọa trả đũa việc Mỹ áp thuế
  2. Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang
  3. Trung Quốc có đủ USD để trụ được thương chiến kéo dài với Mỹ
  4. Thêm doanh nghiệp Mỹ than khổ vì thương chiến Mỹ - Trung
  5. Hơn 600 công ty nài nỉ ông Trump không tăng thuế với hàng Trung Quốc
  6. Thương chiến Mỹ-Trung: Ông Trump bị hàng trăm công ty Mỹ gây sức ép
  7. Mỹ dịu giọng khi nói về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
  8. Kinh tế Trung Quốc bắt đầu sa sút vì cuộc chiến thương mại?
  9. Ông Trump không thể thắng thương chiến với Trung Quốc
  10. Ai thắng ai trong cuộc đấu Trung – Mỹ?
  11. Đàm phán thương mại bế tắc, Trung Quốc tìm cách gây áp lực với Hoa Kỳ
  12. Trump bảo vệ chính sách tăng thuế, Trung Quốc không sợ chiến tranh thương mại
  13. Trung Quốc lần đầu hé lộ lí do đàm phán thương mại với Mỹ sụp đổ
  14. ‘Con dao hai lưỡi’ của Trung Quốc trong cuộc thương chiến với Mỹ
  15. Ông Trump bị tố ‘đuổi cùng diệt tận’ gã khổng lồ Huawei
  16. Mỹ và Trung Quốc cần làm gì để tháo gỡ nút thắt thương chiến
  17. Trung Quốc sẽ theo đến cùng nếu Mỹ làm cuộc chiến thương mại leo thang
  18. Thương chiến căng thẳng, Trung Quốc đẩy mạnh gom vàng
  19. Bị Mỹ trừng phạt thuế, Trung Quốc ồ ạt mua vàng tích trữ
  20. Hoa Kỳ sẽ có ‘biện pháp thích đáng’ nếu Trung Quốc tiếp tục thao túng tiền tệ
  21. Hà Nội: Dự báo tốt cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung để tăng trưởng xuất khẩu
Video và Bài nổi bật