Mỹ cần ít nhất một tháng khi ban hành mức thuế đối với gói hàng hóa 300 tỷ USD của Trung Quốc

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 22/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết, nước này đang nghiên cứu cách tăng thuế quan được đề xuất đối với khoảng 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng và cần ít nhất một tháng nữa từ khi ban hành các mức thuế đó.
Mỹ cần ít nhất một tháng khi ban hành mức thuế đối với gói hàng hóa 300 tỷ USD của Trung Quốc
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin

Đầu tháng 5, Washington đã tăng thuế quan lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải trả đũa, khi các cuộc đàm phán để giải quyết cuộc chiến thương mại kéo dài 10 tháng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bị đình trệ. Tổng thống Donald Trump vốn coi chủ nghĩa bảo hộ như là một phần của chương trình nghị sự "Nước Mỹ trên hết" nhằm tái cân bằng thương mại toàn cầu, đã đe dọa sẽ tăng thuế lên tới 25% đối với một danh sách bổ sung hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá khoảng 300 tỷ USD.

Ông Mnuchin nói tại một phiên điều trần với các nhà lập pháp Mỹ, rằng sẽ không có bất kỳ quyết định nào trong 30 đến 45 ngày nữa, và đang trao đổi về việc thuế quan sẽ tác động đến giá tiêu dùng như thế nào. Biên độ 30 ngày sẽ thể hiện lịch trình tăng tốc so với các đợt thuế quan trước đó của Mỹ và có nghĩa là đợt thuế quan tiếp theo sẽ sẵn sàng khi Tổng thống Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình như dự kiến tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản vào ngày 28-29/6. Tác động của thuế quan đối với người tiêu dùng Mỹ là một cân nhắc quan trọng trong chiến lược thương mại của Mỹ. Walmart Inc, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, cho biết giá của các mặt hàng sẽ tăng vì mức thuế cao hơn đối với hàng hóa Trung Quốc. Chính quyền Trump sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán mới với Trung Quốc nếu hai bên có thể tiến hành trên cơ sở các cuộc đàm phán trước đó. Cho đến nay, không có cuộc đàm phán nào giữa các nhà đàm phán hàng đầu của Trung Quốc và Mỹ được lên kế hoạch kể từ khi vòng cuối cùng kết thúc vào ngày 10/5, cũng là ngày Mỹ đã tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD lên 25% từ 10%.

Hạt giống của sự bế tắc hiện tại đã được gieo vào đầu tháng 5 khi các quan chức Trung Quốc tìm kiếm những thay đổi lớn đối với văn bản của một thỏa thuận được đề xuất mà chính quyền Trump đã đồng ý phần lớn nội dung. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 22/5 cho rằng, cánh cửa của Trung Quốc sẽ luôn mở cho các cuộc đàm phán thương mại tiếp theo với Mỹ, nhưng Bắc Kinh sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận bất bình đẳng nào. Mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước đã gia tăng kể từ mới đây, khi Washington đưa công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies Co Ltd vào danh sách đen hạn chế quyền truy cập của Huawei với các linh kiện do Mỹ sản xuất.

Động thái này là một cú đánh có sức tàn phá khủng khiếp đối với công ty này đã làm xáo trộn chuỗi cung ứng công nghệ và các nhà đầu tư. Một công ty công nghệ lớn khác của Trung Quốc, nhà sản xuất thiết bị giám sát video Hikvision Digital Technology Co Ltd, cũng có thể phải đối mặt với những hạn chế về khả năng mua công nghệ của Mỹ, khiến cổ phiếu niêm yết của công ty này giảm xuống 5,54%. Thị trường chứng khoán toàn cầu, đã sụt giảm tuần trước do căng thẳng Mỹ-Trung đang gia tăng, trượt dốc khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn trong trái phiếu, đồng yên Nhật và đồng franc Thụy Sĩ.

Trong khi Trung Quốc chưa cho biết họ sẽ ứng phó như thế nào trước tình huống của Huawei thì các công ty Mỹ cho biết trong một cuộc khảo sát được công bố vào ngày 22/5 rằng họ đang phải đối mặt với sự trả đũa ở Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại. Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc và Thượng Hải báo cáo rằng các doanh nghiệp Mỹ đang phải đối mặt với những trở ngại gia tăng như thanh tra của chính phủ, làm thủ tục hải quan chậm hơn và phê duyệt cấp phép và các giấy phép khác chậm hơn. Có khoảng 40,7% số doanh nghiệp Mỹ được khảo sát đang xem xét hoặc đã di dời các cơ sở sản xuất bên ngoài Trung Quốc. Trong số gần 250 doanh nghiệp trả lời khảo sát, được thực hiện sau khi Trung Quốc và Mỹ tăng thuế trong tháng này, gần 3/4 cho biết các loại thuế này đã làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh của họ. Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ trong những năm gần đây đã ủng hộ một đường lối cứng rắn hơn về những gì được coi là chính sách thương mại kỳ thị của Trung Quốc.

Mỹ đang tìm kiếm những thay đổi sâu rộng đối với các chính sách thương mại và kinh tế của Trung Quốc, bao gồm chấm dứt chuyển giao công nghệ bắt buộc và đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ. Washington cũng muốn kiềm chế trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc và tăng khả năng tiếp cận cho các công ty Mỹ tại thị trường Trung Quốc. Trung Quốc trong nhiều năm qua đã chặn các công ty công nghệ lớn của Mỹ, bao gồm Google và Facebook, hoạt động hoàn toàn trên thị trường của họ. Những điều đó và những hạn chế khác đã thúc đẩy sự kêu gọi từ trong cộng đồng doanh nghiệp Mỹ để Washington theo đuổi các chính sách đối ứng hơn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật