BIDV thông qua phương án trả 2.700 tỷ đồng cổ tức cho Bộ Tài chính

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hội đồng quản trị (HĐQT) BIDV bất ngờ thông qua phương án trả cổ tức bằng tiền mặt, theo đó ngân hàng này sẽ phải chi 2.700 tỷ đồng trả cổ tức cho Bộ Tài chính.
BIDV thông qua phương án trả 2.700 tỷ đồng cổ tức cho Bộ Tài chính
Hội đồng quản trị (HĐQT) BIDV bất ngờ thông qua phương án trả cổ tức bằng tiền mặt, theo đó ngân hàng này sẽ phải chi 2.700 tỷ đồng trả cổ tức cho Bộ Tài chính (ảnh minh họa).

Sáng nay 22/10, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường. Hiện BIDV vẫn chưa công bố tài liệu. Một trong nội dung của ĐHĐCĐ bất thường hôm nay được chờ đợi là việc BIDV sẽ thông qua việc bầu chủ tịch HĐQT mới thay cho ông Trần Bắc Hà nghỉ hồi tháng 9. Hiện ông Trần Anh Tuấn, thành viên HĐQT đang được giao trách nhiệm phụ trách HĐQT.

Trước ĐHĐCĐ bất thường một ngày, BIDV cho biết HĐQT BIDV thông báo về việc chốt danh sách và chi trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt. Theo đó, tỷ lệ chi trả là 8,5% bằng tiền mặt, thay vì cổ phiếu như đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 thông qua hồi tháng 4 vừa qua. Ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách người sở hữu cổ phiếu dự kiến là ngày 4/11/2016 và ngày thực hiện chi trả là 21/11/2016.

Việc BIDV thông qua phương án trả cổ tức bằng tiền mặt, đồng nghĩa với việc ngân hàng này sẽ phải chi 2.700 tỷ đồng trả cổ tức cho Bộ Tài chính.

Trước đó, vào đầu tháng 6, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV và VietinBank biểu quyết chia cổ tức năm tài chính 2015 bằng tiền mặt.

Hiện lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này trong 9 tháng ước đạt 5.623 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 71% kế hoạch năm. Tính đến cuối tháng 6/2016, hệ số CAR của BIDV ước tính hơn 9%, so với mức 9,87% cho cả ngân hàng vào cuối năm 2015, do tài sản sinh lãi đã tăng 12,38% trong 6 tháng đầu năm nay.

Tổng quy mô tín dụng và đầu tư đến hết 30.09 đạt trên 912.000 tỷ đồng, tăng trưởng 14,2% so với đầu năm. Trong đó dư nợ tín dụng đạt trên 698.000 tỷ đồng, tăng trưởng 12,7% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,72%.

Tổng nguồn vốn huy động đạt trên 887.000 tỷ đồng. Trong đó, huy động vốn tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 754.000 tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu năm...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật