Mở lối cho người nuôi cá tra từ chuỗi liên kết dọc

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau gần 2 năm triển khai chuỗi liên kết dọc cá tra, mô hình đầu tiên ở ĐBSCL do Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Thuận An (Tafishco) thực hiện đã mang lại nhiều tín hiệu khả quan. Nhiều hộ nuôi cá tra tại An Giang sau thời gian dài thua lỗ đang bắt đầu làm ăn có lãi.
Mở lối cho người nuôi cá tra từ chuỗi liên kết dọc
Ông Ngô Quang Đức đang cho cá tra ăn.

Nhiều hiệu quả thiết thực

Chuỗi liên kết dọc cá tra là mô hình liên kết từ sản xuất cá giống, nuôi cá thịt, chế biến sản phẩm, đến thị trường tiêu thụ, trong đó có liên kết các dịch vụ khác như cung ứng thức ăn, thuốc thú y, hóa chất và ngân hàng để đầu tư cho các khâu sản xuất.

Trụ sở Ban quản lý chuỗi liên kết dọc cá tra.

Qua quá trình thực hiện mô hình thí điểm, Tafishco tiếp tục đề nghị UBND tỉnh, Agribank Chi nhánh tỉnh An Giang được mở rộng đầu tư. Tháng 7.2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt thực hiện mở rộng Chuỗi liên kết sản xuất cá tra Tafishco với tổng số tiền phê duyệt là 416 tỷ đồng. Dự án mở rộng được phê duyệt cho 30 hộ nuôi và vùng nuôi của Tafishco, tổng diện tích thực hiện là 72ha, thời gian thực hiện là 2 năm.

Theo đó, Agribank Chi nhánh tỉnh An Giang thực hiện giải ngân thanh toán trực tiếp cho công ty cung ứng thức ăn theo từng đơn đặt hàng của người nông dân đã được Trung tâm Chuỗi liên kết sản xuất cá tra Tafishco xác nhận.

Tính đến ngày 31.12.2015, đã có 13 hộ nông dân và vùng nuôi của Tafishco thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng với Agribank An Giang. Tổng diện tích thả nuôi trong năm 2015 là 48,7ha, đạt 68% diện tích dự án. Tổng hạn mức tín dụng đã ký là 272,3 tỷ đồng, đạt 66% số tiền đã được phê duyệt.

“Trong suốt vụ nuôi khi mình cần thức ăn, thuốc chữa bệnh, số lượng bao nhiêu, chỉ cần gọi điện sẽ được đáp ứng ngay và còn được mua với giá rẻ hơn giá thị trường từ 300-500 đồng/kg. Khi thu hoạch, sản phẩm được công ty bao tiêu theo giá thị trường nên cũng rất yên tâm” – đó là chia sẻ từ ông Ngô Quang Đức (ấp Bình Tây 1, xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) một trong 13 nông dân tham gia chuỗi liên kết dọc cá tra Tafischco. 

Cùng suy nghĩ đó, anh Lê Trần Hữu (ấp Bình Yên, xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), cho biết: Lúc trước mỗi khi đến thời điểm thu hoạch là tôi lo sợ không có đầu ra, còn bây giờ khi cá tới lứa thì được công ty đến thu mua liền. Vụ vừa rồi tôi mới thu hoạch được hơn 1.700 tấn với giá bán là 20.500 đồng/kg, trừ chi phí sản xuất tôi lãi được từ 1.000-1.100 đồng/kg. Từ khi vô dự án chuỗi liên kết, từ 1ha sản xuất ban đầu tôi tự tin mở rộng lên 4ha. Nhờ được hỗ trợ nhiều khâu nên giá thánh sản xuất giảm từ 500-600 đồng/kg”.

Mở lối cho người nuôi cá tra

Nhờ tham gia chuỗi liên kết dọc cá tra, anh Lê Trần Hữu mạnh dạn mở rộng diện tích nuôi lên 4ha. (Trong ảnh: Các nhân công tại ao nuôi của anh Hữu đang cho cá ăn)

Tham gia dự án, nông dân được cho vay với hình thức một phần có bảo đảm bằng tài sản và một phần không có bảo đảm bằng tài sản. Tỷ lệ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản lên đến 90% tổng số tiền cho vay, lãi suất cho vay chỉ là 6,5%/năm, thấp hơn 0,5%/năm so với mức cho vay thông thường là 7%/năm. Được Agribank giải ngân kịp thời theo tiến độ đặt hàng và quá trình nuôi cá, không xảy ra tình trạng thiếu vốn đầu tư nuôi cá trong vụ nuôi như trước đây.

Ông Hoàng Hữu Thành – Phó Tổng Giám đốc Tafishco, cho biết: Là đơn vị bao tiêu sản phẩm, Thuận An hoàn toàn chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào để xây dựng kế hoạch sản xuất ổn định, bền vững, thỏa mãn được việc truy xuất nguồn gốc, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe ở các thị trường xuất khẩu khó tính.

Về giá cả thu mua, Tafishco đã thực hiện bao tiêu mua toàn bộ sản lượng cá theo giá thị trường. Giá mua sản phẩm không thấp hơn giá mua bình quân của 3 doanh nghiệp chế biến cá tra là: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu An Giang, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp) và Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long.

Ông Nguyễn Thanh Hải – Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh An Giang, nhận định: Qua thời gian thực hiện chuỗi liên kết dọc, các hộ nuôi thu hoạch cá xong đều có lợi nhuận khá, doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu, nguồn vốn ngân hàng giải ngân sử dụng hiệu quả, không rủi ro. Đây là một dự án mang tính đột phá, khi người nông dân có địa chỉ tiêu thụ thì việc sản xuất trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật