Sự phân chia chỉ mang tính tương đối vì có loại thực phẩm nhiều người cho là nóng nhưng người khác ăn nhiều lại không sao vì những người này thuộc thể hàn. Có những thứ dân gian cho là nóng, như mã tiền chẳng hạn vì khi uống thường gây co giật nhưng các sách Đông y đều ghi mã tiền có tính hàn...
BS. Lương y Tống Trần Luân (viện Y học cổ truyền Việt Nam) |
Còn theo Đông y, nói về tính nóng, lạnh là nói về dương tính hay âm tính của thực phẩm. Theo Thuyết dưỡng sinh của Ohsawa, tính nóng lạnh của thực phẩm có nguồn gốc thảo dược được xác định qua các đặc điểm:
- Thức ăn nóng (dương) là những loại thường sinh trưởng ở miền Nam, mùa sinh trưởng là mùa nóng, phần trên mặt đất mọc cao, thẳng đứng, phần dưới đất nằm ngang, có nhiều nước, nhanh chín, gặp nhiệt thì mềm, thường có màu lục, trắng, lam, tím, nhiều vitamin C...
- Thức ăn lạnh (âm) là những loại sinh trưởng ở miền Bắc, thời gian sinh trưởng là mùa lạnh, phần trên mặt đất thường mọc bò ngang, phần dưới mặt đất thì thẳng đứng, ít nước, nấu lâu chín, gặp nhiệt thì rắn lại, thường có màu đỏ, da cam, nâu, vàng, đen, ít vitamin C, bộ phận thường ăn được là rễ, củ...
Đông y rất coi trọng việc điều hòa âm dương dựa trên nguyên tắc phối hợp những thức ăn mát với thức ăn nóng. Tuy nhiên, mọi sự phân chia chỉ là tương đối. Để đảm bảo sức khỏe mỗi người nên ăn đa dạng các loại thức ăn. Cũng cần lựa chọn những loại phù hợp với mình, những loại thực phẩm khi ăn vào đã bị dị ứng, đầy bụng... thì nên tránh.
Khoa học & Đời sống