Tin liên quan
Bom đạn liên miên và việc phát hiện ra đoàn xe quân sự, được cho là của Nga, tràn sang miền đông Ukraine đã chứng tỏ lệnh ngừng bắn chính thức sụp đổ. Trao đổi với các phóng viên hôm 11-11, ông Breedlove nói: “Các thỏa thuận ngừng bắn đã không còn hiệu lực trong thời điểm này. Bạo lực đang tiếp tục gia tăng từng ngày tại Ukraine”.
Chính quyền ở Kiev và các lãnh đạo li khai ở miền nam Ukraina đã ký một thỏa thuận ngừng bắn hồi đầu tháng 9, làm dấy lên hy vọng rằng cuộc xung đột kéo dài đã nhiều tháng ở miền đông nước này sắp kết thúc.
Tuy nhiên, đến nay, giao chiến giữa quân đội chính phủ và lực lượng li khai thân Nga có thể đã trở lại mức độ trước khi có lệnh ngừng bắn, một nguồn tin an ninh Anh thạo vấn đề nói với CNN.
Trong suốt cuộc khủng hoảng, Lầu Năm góc, NATO và châu Âu liên tục cáo buộc Nga trực tiếp tham gia vào cuộc nội chiến tại Kiev.
Theo nguồn tin từ cơ quan an ninh Anh cho rằng, Moscow đã tích tụ hơn 8.000 quân gần biên giới Ukraine.
Lầu Năm góc cũng cáo buộc Moscow đã tăng cường các chuyến hàng vũ khí hạng nặng để hỗ trợ cho phe ly khai tại khu vực Donbass và Lugansk trong những ngày gần đây. Nước này cũng một lần nữa gửi một đoàn xe “nhân đạo”, nhưng Mỹ và các quan chức Ukraine lại nói rằng đoàn xe này đã không qua kiểm tra an ninh.
Tình hình nóng tại Ukraine cũng đã được đưa ra trong cuộc thảo luận giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Bắc Kinh.
Tuy nhiên, ngay cả chính quyền ông Obama cũng thừa nhận rằng, cho đến nay các biện pháp trừng phạt do Hoa Kỳ dẫn đầu cũng không cản được “bước chân của Nga” tới miền đông.
Phó cố vấn An ninh quốc gia, Ben Rhodes khẳng định, các biện pháp trừng phạt là chưa đủ ảnh hưởng tới Nga trong vấn đề liên quan tới Ukraine. Đó là lý do tại sao Mỹ và các nước phương Tây đang xem xét tăng thêm lệnh trừng phạt đối với Điện Kremlin.
Phương tiện truyền thông phương Tây tiếp tục bất mãn với cái được gọi là công cuộc “Nga hóa” tại bán đảo Crimea mà Moscow sáp nhập vào tháng 3-2014.
Hiện những người không chấp nhận trở thành công dân Nga ở Crimea đang được xem như “người nước ngoài” trên chính quê hương của họ và phải đối mặt với những khó khăn trong việc tiếp nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và ngân hàng.
Về phần mình, Nga lập luận rằng đa số cư dân của khu vực đã công nhận quyền lực của Moscow. Nhưng các nhà lãnh đạo Kiev vào nhiều quan chức phương Tây đã cóa buộc Nga vi phạm chủ quyền và bỏ tiền ra để mua đất của Ukraine. Điều này là hết sức vô lý.
Đáp trả lại, phương tiện truyền thông Nga cũng khẳng định, phương Tây sẽ phải trả giá đắt khi tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt và cáo buộc Moscow. Đồng thời cũng cảnh báo, NATO đang tăng cường sự hiện diện tại khu vực Baltic và cho biết, bộ Quốc phòng Nga đang có kế hoạch thảo luận về an ninh tại bán đảo Crrimea vào hôm 12-11.