Chương trình (OSS) do văn phòng Thủ tướng Ấn Độ (PMO) quản lý, được công bố mở thầu hồi cuối năm 2011 và đầu năm 2012 tại nhà máy đóng tàu Hindustan Shipyard Limited.
Dựa trên phấn tích từ mô hình tàu này cho thấy, phía sau cấu trúc thượng tầng mũi tàu, là mặt boong dài và rộng. Tại đây, có thể lắp đặt nhiều loại anten theo dõi. Điều đó cho thấy, nhiều khả năng đây chính là loại tàu theo dõi tên lửa đạn đạo do cơ quan nghiên cứu và phát triển trực thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) quản lý.
Theo nguồn tin từ Cục đăng kiểm tàu thuyền Ấn Độ (IRS), tàu này được thiết kế theo nguyên mẫu tàu “VC-11.184”, có trọng tải 14.700 tấn, chiều dài 175,77 mét; rộng 22,7 mét; mớm nước 6,45 mét, biên chế khoảng 300 người. Tàu có một nhà chứa và bãi đáp cho máy bay trực thăng,.
Theo HSL, tàu này được trang bị hai động cơ diesel 9000 KW, một động cơ đẩy 1000 KW phía trước thân tàu. Tàu đạt tốc độ tối đa 21 hải lý/giờ và 14 hải lý/giờ khi hành trình tác nghiệp.
Tàu giám sát tên lửa đạn đạo của Mỹ
Sau khi hoàn thành, dự án OSS có thể sẽ được triển khai để theo dõi và giám sát việc phóng tên lửa đạn đạo cho hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới nhất của Hải quân Ấn Độ. Đồng nghĩa với Ấn Độ trở thành nước thứ 5 sau Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ có loại tàu giám sát tên lửa đạn đạo này.