Người phát tán clip ‘ân ái’ của cô giáo dạy văn sẽ bị xử lý?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Clip ghi lại cảnh ’á‌ּi â‌ּn’ dài hơn 21’ của một cô giáo dạy văn cùng một nam giáo viên khác ở huyện Bắc Quang được phát tán trên mạng mới đây đã gây xôn xao dư luận.
Người phát tán clip ‘ân ái’ của cô giáo dạy văn sẽ bị xử lý?
Luật sư nói về vụ phát tán clip 'ân ái' của cô giáo dạy văn

Đoạn clip â‌ּn á‌ּi được quay có thời gian hơn 21’, được chính nhân vật trong clip tự quay lại cảnh mâ‌ּy mư‌ּa của mình bằng máy tính xách tay (laptop) tại một nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Theo điều tra, xác minh của phóng viên, nhân vật nữ trong clip nói trên là cô Đ.H, giáo viên dạy Văn tại một trường trung học trên địa bàn huyện Bắc Quang, Hà Giang, còn nhân vật nam có tên L.M, cũng là giáo viên đang giảng dạy tại một trường ở huyện Bắc Quang.

Liên quan đến hình thức xử lý đối với 2 giáo viên trong đoạn clip này, pv đã có cuộc phỏng vấn Luật sư Đặng Xuân Cường – Văn phòng luật sư Trương Anh Tú, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội:

Xin luật sư cho biết việc cô giáo Đ.H đã có chồng, và bản thân anh L.M cũng đã có vợ và con nhưng lại có quan hệ  tình cảm với nhau có phải là hành vi vi phạm Pháp Luật?

Luật sư Đặng Xuân Cường:  Việc hai người vẫn đang trong thời kỳ hôn nhân với những người khác mà lại có tình cảm và có những quan hệ sinh hoạt như vợ chồng với nhau thì hành vi này rõ ràng là hành vi vi phạm Pháp Luật. Cụ thể, hành vi của những người này đã vi phạm nghĩa vụ chung thủy, nghĩa vụ tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng theo quy định tại Điều 18 và Điều 21 Luật Hôn nhân và gia đình. Điều 18. Tình nghĩa vợ chồng: “Vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.”, Điều 21. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng: “1.Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau…”.

Qua tin tức mà báo chí phản ánh, tôi còn được biết, những người giáo viên này còn là những đảng viên, giáo viên thuộc biên chế, như  vậy hai người này thuộc đối tượng điều chỉnh của các văn bản của Đảng, cũng như Luật Cán bộ, công chức. Việc họ có quan hệ sinh hoạt như vợ chồng với nhau thì họ đã vi phạm những điều mà Đảng viên không được làm và những điều cán bộ, công chức không được làm. Cụ thể:

Những việc khác cán bộ, công chức không được làm theo Điều 20 của Luật Cán bộ, công chức: “Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của Pháp Luật và của cơ quan có thẩm quyền.”.

Điều thứ 17 trong 19 Điều đảng viên không được làm: “…Vi phạm đạo đức nghề nghiệp; có hành vi B.L trong gia đình, vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, sống chung với người khác như vợ chồng; bản thân hoặc để con kết hôn với người nước ngoài trái quy định.”

Trong bản giải trình cả hai nhân vật đã xác nhận có quan hệ â‌ּn á‌ּi với nhau và quay lại clip, đồng thời khẳng định không cung cấp clip cho ai, không chủ ý phát tán và cũng không rõ ai đã đột nhập máy lấy được đoạn clip trên rồi phát tán trong dư luận xã hội. Vậy trong trường hợp này thì hình thức xử lý đối với 2 giáo viên là gì?

Luật sư Đặng Xuân Cường:  Hành vi vi phạm những điều mà cán bộ công chức không được làm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số: 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý, kỷ luật cán bộ công chức (goi tắt là Nghị định 35). Các hình thức xử lý gồm: 1. Khiển trách; 2. Cảnh cáo; 3. Hạ bậc lương; 4. Hạ ngạch; 5. Cách chức; 6. Buộc thôi việc (Điều 8 Nghị định 35). Theo đó:

- Hình thức khiển trách: Áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm kỷ luật lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ (Điều 20)

- Hình thức cảnh cáo: Áp dụng đối với cán bộ, công chức đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm có tính chất thường xuyên …(Điều 21).

- Hình thức hạ bậc lương: Áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm nghĩa vụ cán bộ, công chức đang trong thời gian bị kỷ luật cảnh cáo mà tái phạm… (Điều 22).

- Hình thức hạ ngạch: Áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm kỷ luật và Pháp Luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ mà xét thấy không đủ phẩm chất đạo đức và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch đang đảm nhiệm; vi phạm nghiêm trọng những điều cán bộ, công chức không được làm quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức (Điều 23)

- Hình thức cách chức: Áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ có hành vi vi phạm kỷ luật và Pháp Luật nghiêm trọng không thể để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ được giao. (Điều 24)

- Hình thức buộc thôi việc: Áp dụng đối với cán bộ, công chức phạm tội bị Tòa án phạt tù giam… (Điều 25)

Do vậy, Hội đồng kỷ luật sẽ căn cứ vào mức độ mức độ hành vi của những người vi phạm để đưa ra hình thức kỷ luật tương ứng. Thành phần, quy trình thành lập, làm việc… của Hội đồng kỷ luật cũng được quy định rất cụ thể trong Nghị định 35.

Trong trường hợp này, tôi nghĩ chỉ cần hình thức kỷ luật Khiển trách cũng là đủ để họ nhận ra khuyết điểm của mình.

Xin luật sư cho biết, pháp luật đã có quy định như thế nào về việc xử lý đối với người phát tán clip riêng tư cá nhân gây ảnh hưởng xấu tới người khác?

Luật sư Đặng Xuân Cường:  Quyền về bí mật đời tư là quyền của cá nhân được Pháp Luật Dân sự bảo hộ. hành vi phát tán clip phò‌ּng th‌ּe là hành vi xâm phạm bí mật đời tư của người khác, do vậy đây là hành vi vi phạm Pháp Luật. Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 31 của Bộ luật Dân sự thì việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc Pháp Luật có quy định khác; Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Tùy vào mục đích của hành vi đưa, phát tán clip riêng tư của người khác mà người thực hiện những hành vi này có thể phải đối mặt với những tội danh tương ứng. Cụ thể:

- Nếu clip phát tán là những clip riêng tư nhằm hạ nhục người khác, bôi nhọ, danh dự nhân phẩm thì hành vi của người đưa, phát tán clip đó đã có dấu hiệu của “Tội làm nhục người khác” quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình Sự.

- Trong trường hợp khác, nếu mục đích của người phát tán clip là nhằm tuyên truyền phổ biến văn hóa phẩm đồ‌ּi trụ‌ּy thì hành vi này có dấu hiệu của "Tội tuyên truyền văn hóa phẩm đồ‌ּi trụ‌ּy" quy định tại Điều 253 Bộ luật Hình Sự.

PV: Trong vụ việc trên, nếu quá trình điều tra làm rõ được người phát tán clip của cô giáo dạy văn ở Hà Gian g thì mức án dành cho đối tượng này là gì?

Cơ quan điều tra làm cần làm rõ người đã phát tán clip trên để xử lý theo quy định của Pháp Luật như sau:

-  Đối với “Tội làm nhục người khác” quy định tại Điều 121 BLHS: “1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai  năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người;…”

- Đối với “Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ” quy định tại Điều 253 BLHS: “1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồ‌ּi trụ‌ּy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồ‌ּi trụ‌ּy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Vật phạm pháp có số lượng lớn; b) Phổ biến cho nhiều người; c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm…”

Xin cảm ơn luật sư!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật