Biểu tình ‘Chiếm Trung tâm’ ở Hong Kong và những sự thật đằng sau

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
AP ngày 1/10 dẫn lời Lester Shum, lãnh đạo nhóm sinh viên biểu tình đe dọa sẽ chiếm các tòa nhà của chính quyền, nếu lãnh đạo của đặc khu này không từ chức vào cuối ngày mai.
Biểu tình ‘Chiếm Trung tâm’ ở Hong Kong và những sự thật đằng sau
ảnh minh họa

Shum cho biết không có cơ hội để đối thoại với ông Leung vì ông ta đã yêu cầu cảnh sát bắn hơ‌i ca‌y vào người biểu tình cuối tuần qua. Nhưng các sinh viên lại mong có cơ hội nói chuyện với các quan chức chính quyền trung ương Trung Quốc.

Phong trào biểu tình ở Hong Kong bắt đầu một tuần trước bằng hoạt động bãi khóa của các sinh viên đại học và cao đẳng để yêu cầu cải cách bộ máy lập pháp địa phương và phản đối việc Bắc Kinh can thiệp vào cuộc bầu cử người đứng đầu chính quyền đặc khu dự kiến diễn ra năm 2017.

Dưới đây là những điểm khái quát về chiến dịch này.

1. Bản chất của chiến dịch Chiếm Trung tâm

Khởi nguồn với tên gọi "Chiếm Trung tâm bằng Tình yêu và Hòa bình", phong trào này được coi là một chiến dịch bất tuân dân sự mà ở đó các thủ lĩnh muốn huy động người ủng hộ tiến hành biểu tình ngồi, phong tỏa quận Trung tâm, coi đây là công cụ để buộc chính quyền Trung ương Trung Quốc cho phép Hong Kong có được quyền bầu cử phổ thông thật sự.

2. Thủ lĩnh

"Chiếm Trung tâm" (Occupy Central) do giáo sư luật Benny Tai Yiu-ting, nhà xã hội học, Tiến sĩ xã hội học Chan Kin-man thuộc  và Bộ trưởng Phụ trách giáo hội Reverend Chu Yiu-ming lãnh đạo. Cùng lúc, Hiệp hội Sinh viên Hong Kong và giới học giả đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch này.

Chan Kin-man (trái) và Benny Tai xuất hiện trước sinh viên hôm 28/9. Ảnh: AFP

3. Người khởi xướng

Benny Tai là người đề xuất ý tưởng "Chiếm Trung tâm" hồi năm ngoái, thông qua bài bình luận có tiêu đề “Bất tuân dân sự là vũ khí quyền lực nhất”.

4. Diễn biến

Lúc đầu, các thủ lĩnh biểu tình dự định phát động biểu tình vào 1/10, đúng ngày Quốc khánh Trung Quốc. Tuy nhiên, chiến dịch được khởi động sớm hơn, ngay sáng sớm ngày 28/9, sau khi xảy ra đụng độ giữa cảnh sát và sinh viên trong một cuộc tuần hành.

Quang cảnh cuộc biểu tình hôm 28/9. Ảnh: AFP

5. Số người tham dự

Các nhà tổ chức cho biết, có khoảng 30.000 người tụ tập biểu tình trong ngày đầu tiên của chiến dịch. Đám đông sau đó tăng lên 50.000 người sau khi cảnh sát sử dụng hơ‌i ca‌y nhằm vào đoàn biểu tình.

6. Địa điểm diễn ra

Người biểu tình khởi đầu bằng việc chiếm giữ các trục đường chính bên ngoài Trụ sở Chính quyền ở Admiralty (Kim Chung), sau đó lan sang Quận Trung tâm, Wan Chai (Vạn Chài), Causeway Bay (Vịnh Đồng La) trên đảo Hong Kong. Một số nhóm khác phong tỏa các giao lộ trên đường Nathan thuộc Mongkok (Vượng Giác).

7. Đòi hỏi của người biểu tình

Họ đòi Trưởng đặc khu hành chính Lương Chấn Anh phải từ chức, yêu cầu chính quyền Trung ương Trung Quốc rút lại quyết định về tổ chức bầu cử ở Hong Kong vào năm 2017 mà theo đó người dân sẽ bỏ phiếu bầu trưởng đặc khu từ 2-3 ứng cử viên, được đề cử bởi một ủy ban gồm 1.200 người do Bắc Kinh chỉ định. Ngoài ra, người biểu tình cũng kêu gọi công nhân, giáo viên, học sinh, sinh viên đình công.

Trưởng đặc khu hành chính Lương Chấn Anh trước sức ép phải từ chức. ảnh: SCMP

8. dư luận trái chiều

Chính quyền Trung ương Trung Quốc coi phong trào "Chiếm Trung tâm" là bất hợp pháp. Giới doanh nhân Hong Kong cảnh báo hoạt động này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Nhiều cư dân bản địa lên tiếng phàn nàn về việc cuộc sống thường nhật bị đảo lộn do việc phong tỏa đường xá.

9. Điều đang diễn ra

Người biểu tình chưa tỏ dấu hiệu sẽ rời đi. Họ đề ra hạn chót là tối ngày hôm nay (2/10) để ông Lương Chấn Anh từ chức; nếu không người biểu tình sẽ chiếm trụ sở Văn phòng Trưởng đặc khu. Giới chức Hong Kong cho biết không có kế hoạch kêu gọi Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc trợ giúp giải tán người biểu tình.

10. "Chiếm Trung tâm" và cái gọi là  “Cách mạng ô”

Ảnh: SCMP

Chiến dịch này đôi khi còn được mô tả là “Cách mạng ô”. Nguyên do là một số người biểu tình đã dùng ô để chống lại hơ‌i ca‌y từ cảnh sát trong ngày đầu tiên nổ ra biểu tình.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5818
  1. Lãnh đạo Hong Kong sẵn sàng đàm phán với biểu tình
  2. Cảnh sát Hong Kong kêu gọi người biểu tình hợp tác, không gây rối
  3. Người biểu tình Hong Kong phẫn nộ vì cảnh sát đánh người
  4. Trung Quốc cân nhắc khả năng sử dụng quân đội ở Hong Kong
  5. ​Hong Kong điều tra vụ cảnh sát đánh người biểu tình
  6. Cảnh sát Hong Kong đánh đập dã man người biểu tình
  7. Hội đồng lập pháp Hong Kong họp trở lại sau khi giải tán biểu tình
  8. Cảnh sát Hong Kong xịt hơi cay giải tán biểu tình, bắt giữ 45 người
  9. Cảnh sát Hong Kong xé lều người biểu tình
  10. Cảnh sát Hong Kong ‘thả cửa’ cho biểu tình?
  11. Cảnh sát Hong Kong nỗ lực dẹp bỏ rào chắn giải tỏa các tuyến phố
  12. Chiến binh IS đánh bom tự sát tại Kobani
  13. Đụng độ giữa người ủng hộ và chống biểu tình ở Hồng Kông
  14. Trưởng Đặc khu Hong Kong: Chính quyền đã quá nhẫn nhịn
  15. Người biểu tình Hong Kong tăng lều bạt, ‘thi gan’ với chính quyền
  16. Cảnh sát Hong Kong bắt đầu giải tán người biểu tình
  17. Cảnh sát Hong Kong xác nhận xã hội đen đánh người biểu tình
  18. Hong Kong có thể dùng “vũ lực tối thiểu” để dẹp biểu tình
  19. Trưởng Đặc khu Hong Kong: Vạn bất đắc dĩ mới giải tán biểu tình
  20. Diễn viên Thành Long bênh vực Bắc Kinh, đả kích người biểu tình Hồng Kông
  21. Đặc khu trưởng Hồng Kông cảnh báo biểu tình mất kiểm soát
  22. Hong Kong bắt giữ 11 đối tượng tấn công trang web chính quyền
Video và Bài nổi bật