Hành động trục xuất Nga khỏi Hội đồng Bảo An LHQ là lố bịch

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin cho biết, những cuộc bàn thảo về việc trục xuất Nga ra khỏi Hội đồng Bảo an là hoàn toàn vô nghĩa. Sẽ không có một nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an nào lại tiến hành một hành động được coi là “t‌ּự sá‌ּt chính trị” như vậy.
Hành động trục xuất Nga khỏi Hội đồng Bảo An LHQ là lố bịch
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin (Ảnh RIA)

“Nếu muốn trục xuất Nga ra khỏi Hội đồng Bảo an, các nước cần phải đọc lại Hiến chương của Liên Hợp Quốc trước khi làm việc này bởi điều này sẽ không thể xảy ra”, trên kênh truyền hình Rossiya-24 TV, ông Churkin cho biết.

Theo ông Churkin: “5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an đã tuyên bố trong Hiến chương của Liên Hợp Quốc rằng để trục xuất một thành viên của Hội đồng Bảo an sẽ đòi hỏi phải thay đổi Hiến chương của Liên Hợp Quốc. Sau đó phải có ít nhất 2/3 trong tổng số 129 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc bỏ phiếu về việc này. Cuối cùng, 2/3 trong tổng số các nước tham gia bỏ phiếu, bao gồm 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, phải tán thành việc trục xuất”.

“Chính vì thế, chỉ khi Nga phê chuẩn việc sửa đổi Hiến chương thì mới có thể xảy ra khả năng Nga bị trục xuất khỏi Hội đồng Bảo an”, ông Churkin nói.

Trước đó, ngày 7/9, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đề xuất việc giới hạn quyền phủ quyết của các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Theo đó, ông Hollande cho rằng các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an cần phải từ bỏ quyền phủ quyết của mình trong trường hợp họp bàn liên quan đến việc vi phạm nhân quyền trên quy mô lớn hoặc xảy ra thảm họa diệt chủng.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được thành lập năm 1946 để duy trì an ninh và hòa bình trên thế giới. Hội đồng Bảo an có quyền yêu cầu tiến hành các sứ mệnh gìn giữ hòa bình các hoạt động quân sự và áp đặt lệnh cấm vận quốc tế.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bao gồm 5 thành viên thường trực, bao gồm Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh, Mỹ và 10 thành viên không thường trực có nhiệm kỳ 2 năm do Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc bầu ra




Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật