Vụ 2 bé trai t‌ử von‌g do rơi xuống cống: ‘Sở không có lỗi’

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong cùng một buổi chiều, có 2 cháu bé bị rơi xuống miệng cống dẫn đến t‌ử von‌g, dư luận đang đặt ra câu hỏi: Trách nhiệm thuộc về ai? nhưng các cơ quan ban ngành Bình Dương đều đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. “Sở không có lỗi“
Vụ 2 bé trai t‌ử von‌g do rơi xuống cống: ‘Sở không có lỗi’
Cống nước nơi cháu Mạnh gặp nạn vẫn chưa có biện pháp rào chắn.

Cái chết của cháu La Văn Tỷ (9 tuổi), con của 2 vợ chồng cùng quê ở tỉnh An Giang và cháu Lê Văn Mạnh (7 tuổi), con của 2 vợ chồng quê Nghệ An đến Bình Dương lập nghiệp đều xảy ra trong buổi chiều 6/9 và đều bị lọt xuống hố ga và bị nước cuốn trôi xuống cống thoát nước bên đường.

Trong cùng một ngày để xảy ra hai cái chết T.Tâm vì rơi xuống miệng cống như vậy, trách nhiệm thuộc về ai? Các em không thể lọt xuống cống nếu các công trình hạ tầng đảm bảo an toàn.

Tại hiện trường nơi xảy ra cái chết T.Tâm của cháu Lê Văn Mạnh, cống thoát nước trên đường ĐH409 không có nắp che đậy hay bất cứ một rào chắn nào. 

Trong khi đó, theo phản ảnh của nhiều người dân, đoạn đường 22/12, (nơi cháu La Văn Tỷ bị nước cuốn) tại phường Thuận Giao cứ trời mưa là ngập. Không những thế, miệng cống tại đoạn đường này thường xuyên bị bung nắp, gây nguy hiểm cho các em nhỏ.

Một ngày sau khi tìm được xác cháu La Văn Tỷ, miệng cống nơi cháu bị lọt xuống được che đậy bằng mấy cành cây.

Miệng cống dài 1,5m, vốn được đơn vị thi công đậy bằng 4 tấm bê tông. Từ nhiều năm nay, cứ sau mỗi trận mưa to, nước ở những khu vực cao đổ về, khiến nước cống đùn lên và bật nắp.

Tuy nhiên, chính quyền địa phương và đơn vị quản lý tuyến đường này không sửa chữa.

Người dân ở đây thấy nguy hiểm, đã tự góp tiền để đúc 2 tấm bê tông đậy lên miệng cống.

Với kiểu làm mặt cống tạm bợ như tuyến đường này, sẽ không lạ nếu như có thêm người bị thụt xuống cống như cháu bé xấu số kia.

Ông Nguyễn Văn Dũng, ở khu phố Hòa Lân 2, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương kiến nghị chính quyền địa phương và các cấp, sửa lại đường, cống thoát nước. Hiện nay cứ mỗi lần mưa, nước dưới cống sẽ phì lên, trôi tấm đan, bà con đi đường không nhìn thấy là lọt xuống cống.

“Cách đây 3 - 4 năm, tôi cũng đã vớt 1 ông già cũng trong tình trạng mưa lớn, bị lọt xuống cống này”, ông Dũng nói.

Trả lời vấn đền này, Phòng Quản lý đô thị thuộc UBND thị xã Thuận An, đơn vị được giao nhiệm vụ duy tu, bảo dưỡng tuyến đường 22/12 cho biết, sau khi tuyến đường được hoàn thành năm 2006, UBND huyện Thuận An lúc bấy giờ đã giao nhiệm vụ (bằng văn bản) cho Xí nghiệp công trình công cộng huyện Thuận An quản lý tuyến đường này.

Tuy nhiên, do đơn vị này không đủ năng lực nên để xảy ra ngập lụt kéo dài và bị người dân kiến nghị nhiều lần.

Đến cuối năm 2012, UBND thị xã Thuận An giao cho Phòng Quản lý đô thị quản lý.

UBND thị xã Thuận An chỉ đạo bằng miệng chứ không có văn bản giấy tờ chính thức.

Ông Lâm Trung Cang - Trưởng phòng Quản lý đô thị thị xã Thuận An cũng cho rằng, trường hợp cháu bé bị thụt xuống hố ga là do trời mưa to, nước dưới cống đùn lên, làm cho miệng hố ga bị bật nắp.

Nếu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm đến hệ thống thoát nước cho khu vực này thì đã không xảy ra tình trạng nói trên.

Làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, phóng viên được biết, Ban Quản lý dự án của sở này đã có quyết định giải thể, chỉ còn để lại bộ máy vài người để triển khai cho xong những công trình còn dang dở.

Việc chậm tiến độ công trình thoát nước Chòm Sao - Suối Đờn là do nhiều nguyên nhân. Đối với việc hai cháu bé t‌ử von‌g do rơi xuống hố, Sở không có lỗi.

Theo giải thích của các ngành chức năng tỉnh Bình Dương thì câu hỏi: Ai sẽ chịu trách nhiệm về những cái chết T.Tâm của 2 đứa trẻ vẫn chưa có câu trả lời

 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật