Bệnh nhân ghép tim nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam đã xuất viện

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Anh Hoàng Quốc Biên (39 tuổi, Quảng Bình), người đầu tiên của Việt Nam được ghép tim nhân tạo, đã xuất viện sau hơn 2 tháng điều trị vào chiều 22/8.
Bệnh nhân ghép tim nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam đã xuất viện
Anh Hoàng Quốc Biên (39 tuổi, Quảng Bình), người đầu tiên của Việt Nam được ghép tim nhân tạo, đã xuất viện sau hơn 2 tháng điều trị. (Ảnh: Tuổi trẻ)

Chiều 22/8, anh Hoàng Quốc Biên (39 tuổi, Quảng Bình), người đầu tiên của Việt Nam được ghép tim nhân tạo, đã xuất viện sau hơn 2 tháng điều trị.

Theo bác sĩ, bệnh nhân có sức khỏe tốt, có thể làm việc và hoạt động gần như bình thường.

Trước đó, ngày 6/6, êkip y bác sĩ bệnh viện trung ương Huế với sự hỗ trợ của chuyên gia bệnh viện Saint Vincent (Australia) đã thực hiện ca ghép tim nhân tạo bán phần (heartware) đầu tiên cho ngư dân Hoàng Quốc Biên bị bệnh cơ tim giãn giai đoạn cuối.

Ca phẫu thuật kéo dài 5 tiếng với sự góp mặt của gần 50 y bác sĩ gồm các kíp phẫu thuật, kíp gây mê, kíp tuần hoàn ngoài c‌ơ th‌ể...

GS.TS Bùi Đức Phú, Giám đốc bệnh viện trung ương Huế, người trực tiếp phẫu thuật cho biết, một thiết bị nhân tạo được gắn kết vào tim người bệnh nhằm hỗ trợ chức năng cho một phần quả tim (tâm thất trái hoặc tâm thất phải) đang suy yếu, giãn cơ tim giai đoạn cuối.

Sau ca ghép, bệnh nhân phải tuân thủ chế độ bệnh lý tim mạch, đặc biệt uống thuốc chống đông máu như người có van tim nhân tạo.

Khác với việc ghép tim nhân tạo toàn phần là phải cắt bỏ quả tim bệnh nhân rồi cấy vào đó một quả tim nhân tạo có đủ chức năng của một quả tim, tim nhân tạo bán phần có nguồn điện cung cấp từ bên ngoài, tạo nên lực từ trường làm quay các cánh quạt được gắn nam châm bên trong quả tim nhân tạo. Nó hỗ trợ sức đẩy dòng máu, bơm máu lưu chuyển qua các kháng lực trong hệ tuần hoàn của người bệnh.

“bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục với sức khỏe tốt. Trong 3 tháng đầu, định kỳ mỗi tháng bệnh nhân phải quay lại kiểm tra sức khỏe và sau đó cứ 3 tháng một lần tiếp tục quay lại để đảm bảo tim vẫn hoạt động bình thường”, GS Phú cho biết thêm.

Tại Việt Nam, nhiều ca ghép nộ‌i tạn‌g đã được tiến hành thành công.

Sáng 31/1, ca ghép gan đầu tiên của Việt Nam là ghép gan cho bé Nguyễn Thị Diệp, 10 tuổi, ở Hải Hậu, Nam Định. Người cho gan là cha của bé: anh Nguyễn Quốc Phòng, 31 tuổi.Khoảng một tháng sau, anh Phòng, bố của Diệp sẽ xuất viện. Riêng Diệp thì bé sẽ xuất viện sau ba tháng.

Vào 1/3, ca ghép tụy-thận đầu tiên tại Việt Nam được tiến hành bởi hơn 150 y bác sĩ Học viện Quân y, bệnh viện 103 cũng đã thành công. Nguồn tạng là người cho chết não vì tai nạn giao thông.

Người được ghép thận-tụy là thượng úy Phạm Thái Huyên, 43 tuổi, công tác tại Ban chỉ huy quân sự tỉnh Sơn La có tiền sử bệnh đái tháo đường tuýp 1, suy thận độ 2 hơn 10 năm.

Phó giáo sư Hoàng Mạnh An, Giám đốc bệnh viện 103 cho biết, ca mổ diễn ra ngày 1/3, kéo dài 13 giờ. Cùng với ca ghép này, các bác sĩ cũng tiến hành ghép thận, gan cho hai bệnh nhân khác.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật