Tình yêu của vợ chồng nghệ nhân làm mặt nạ cuối cùng ở HN

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhà số nhà 73 Ngõ Hàng Đậu gặp cặp nghệ nhân cuối cùng còn giữ được lửa nghề làm mặt nạ giấy bồi nức tiếng khắp trong Nam, ngoài Bắc và ra cả nước ngoài.
Tình yêu của vợ chồng nghệ nhân làm mặt nạ cuối cùng ở HN
Hai nghệ nhân cuối cùng của Hà Nội

Với tình yêu nghề, yêu nét văn hóa truyển thống của ông cha để lại, cặp nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa (61 tuổi) và bà Đặng Hương Lan (56 tuổi) đã gắn bó 2/3 cuộc đời với từng nếp giấy, nét mực trên món đồ chơi trung thu cổ truyền.

 

Mặt nạ giấy bồi được sơn bởi lớp sơn có độ kết dính tốt.

Là gia đình cuối cùng còn giữ được nét văn hóa làm mặt nạ giấy bồi tại Hà Nội. Giữa trung tâm thành phố ồn ào, náo nhiệt, người ta lại tìm thấy 1 khoảng không gian văn hóa Việt truyền thống yên bình đến lạ lùng trong căn nhà ông Hòa.

Để làm một chiếc mặt nạ giấy bồi, hai nghệ nhân phải mất rất nhiều công sức. Đầu tiên vợ chồng ông thu mua giấy A4 và giấy báo về rồi xé nhỏ bồi từng lớp giấy theo thứ tự 3 lớp: giấy A4, lớp bìa và báo xé vụn vào khuôn. Giữa các lớp giấy được quét bằng bột sắn dây hạng 1 sánh, mịn và quấy đủ độ.

Để bồi khuôn đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo bồi giấy đủ dày, chăm chút cho từng lớp giấy không bị cộn lên sau lớp bột sắn. Sau khi hoàn thành lớp khung thô, ông sẽ quét lên phôi lớp sơn nền và phơi khô. Những chiếc mặt nạ thô này được làm trong cả năm để tranh thủ phơi bất kể khi nào có nắng.

 

Nghệ nhân  Đặng Hương Lan tỷ mỷ sơn lớp đầu của mặt nạ.

 

Từng đường nét phải được thực hiện vô cùng công phu.

 

Nghệ nhân Hòa thực hiện từng họa tiết trên mặt nạ.

Việc họa tiết cho tác phẩm cũng vô cùng công phu. Không như những sản phẩm họa tiết bình thường, mặt nạ giấy bồi được vẽ bằng sơn. Vì vậy, mỗi họa tiết trên mặt nạ phải được vẽ lần lượt, sau đó phải đem phơi khô rồi mới được vẽ những phần tiếp theo. Để vữ được họa tiết một chiếc mặt nạ hoàn chỉnh, nghệ nhân cần phải vẽ rồi phơi hàng chục lần. Do vậy, công việc này yêu cầu các nghệ nhân phải thao tác thật tỷ mỷ mới đem lại một sản phẩm đẹp mắt.

 

Căn phòng tầng 3 rộng chưa đầy 15 mét vuông là nơi hai nghệ nhân sáng tạo ra những chiếc mặt nạ cổ truyền.

Nghệ nhân Hòa cho biết, những chiếc mặt nạ hai người làm gồm có 18 khuôn. Chủ yếu là các hình tượng dân gian như: con trâu, con bò, chú Tễu, thị Nở, chí Phèo, Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới … đều do ông bà sáng tạo nên và thổi hồn vào chúng. Mỗi chiếc khuôn do ông Hòa tự đục, đẽo, tỉ mỉ chăm chút để hoàn thành đứa con tinh thần của mình.

 

 

 

 

 

Chiếc khuôn mặt nạ hình chú thỏ được chính tay nghệ nhân Hòa đúc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật