TP.Hồ Chí Minh: Rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng 19.8, đoàn công tác của Bộ Y tế đã tiến hành kiểm tra quy trình khám - chữa bệnh (KCB) ở BV Quận 2 và BV Trưng Vương. Mặc dù các BV đã áp dụng cải cách trong quy trình khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân nhưng vẫn còn những bất cập không nhỏ trong giải quyết thủ tục bảo hiểm y tế.
TP.Hồ Chí Minh: Rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân
Phó Cục trưởng Cao Hưng Thái hỏi thăm bệnh nhân Lâm Thị Gói đang khám bệnh tại BV Trưng Vương sáng 19.8. Ảnh: Đức Hạnh

Thời gian chờ đợi vẫn còn dài

ThS Cao Hưng Thái - Phó Cục trưởng Cục Quản lý KCB (Bộ Y tế) - cho biết, hiện tại nhu cầu (KCB) của người dân ngày càng cao, nhưng cơ sở hạ tầng ở các BV không đáp ứng kịp. Đặc biệt, một số BV còn rơi vào tình trạng quá tải. Chính vì lẽ đó mà thời gian khám bệnh của người dân kéo dài từ 3 – 4 tiếng với nhiều quy trình khác nhau. Đầu tháng 4.2013, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở KCB tùy vào điều kiện thực tế phải giảm thủ tục, quy trình, rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh. BS Lê Thanh Chiến -

Giám đốc BV Trưng Vương - cho biết, hiện nay, quy trình khám bệnh tại bệnh viện chỉ còn 5 bước. Riêng phần tiếp nhận, thay vì trước đây có 3 khâu: Lấy số tiếp nhận, thu thẻ BHYT, lập sổ khám bệnh, nay rút ngắn xuống còn 1 khâu. Đặc biệt, BV triển khai hiện đại hóa đăng ký KCB qua 1080, giúp BV kiểm soát được bệnh nhân KCB mỗi ngày.

Qua kiểm tra, tại BV Quận 2, quy trình KCB được rút gọn hơn như khám lâm sàng mất 60 phút, khám bệnh có thực hiện các xét nghiệm mất hơn 120 phút. Nếu chiếu theo thời gian tối đa mà Bộ Y tế đưa ra thì BV đã thực hiện nhanh hơn 60 phút. BV cũng đã tăng số bàn khám lên 30 bàn. Việc đơn giản hóa thủ tục được BV thực hiện triệt để khi bệnh nhân không phải photo CMND và thẻ BHYT. Đối với người bệnh là CBCNVC, HSSV, được bố trí KCB vào các ngày nghỉ hoặc ngoài giờ hành chính (từ 16h30 đến 17h).

Phó Cục trưởng Cao Hưng Thái nhấn mạnh: “Tính trung bình, một năm cả nước có trên 100 triệu lượt khám bệnh. Nếu các BV cùng thực hiện giảm 40 phút/lượt chờ đợi khi khám thì hiệu quả kinh tế là rất cao”.

Còn nhiều bất cập

Trong buổi kiểm tra sáng 19.8, mặc dù đã có những cải cách, rút gọn quy trình, nhưng tại BV Trưng Vương vẫn còn khá nhiều bất cập. Phó Cục trưởng Cao Hưng Thái đã hỏi thăm bệnh nhân Lâm Thị Gói (sinh năm 1948), ngụ tại Q.12 thì được biết, bà đến BV từ sáng sớm để khám tim mạch. Việc khám bệnh đã xong từ 9h, nhưng đến 11h bà vẫn phải ngồi đợi vì chưa lấy được thuốc. BS chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Mỹ Duyên – Trưởng khoa Khám bệnh BV Trưng Vương - cho biết, trung bình mỗi ngày BV tiếp nhận khoảng 1.600 lượt bệnh nhân, trong đó số bệnh nhân khám theo BHYT chiếm gần 50%. Trước đây, bệnh nhân khám theo BHYT chỉ cần có 1 chữ ký của bác sĩ, nhưng từ khi thực hiện theo quy định mới của BHXH (từ 1.1) lại yêu cầu phải có 2 chữ ký: Của bác sĩ điều trị, ban giám đốc và dấu tròn của BV. Chính điều này đã khiến bệnh nhân phải vất vả chờ đợi để có đủ được chữ ký cũng như con dấu.

Thêm vào đó, thủ tục thanh toán BHYT còn rất rườm rà (bệnh nhân phải ký trên giấy thu phí, đơn thuốc) cũng gây phiền hà không nhỏ cho người bệnh.

Mô hình bệnh viện vệ tinh, BS gia đình để giảm tải

Mô hình BV vệ tinh ung bướu tại BV Quận 2 được Phó Cục trưởng Cao Hưng Thái đánh giá là mang lại hiệu quả cao, giảm bớt gánh nặng quá tải cho bệnh viện Ung bướu TPHCM. Phòng khám vệ tinh ung bướu hiện đang có 150 giường bệnh, trong đó có 67 giường nội trú. Đây sẽ là nơi tiếp nhận một lượng bệnh nhân từ BV Ung bướu TPHCM đang điều trị hóa trị, xạ trị. Phòng khám vệ tinh đã bố trí 4-5 chuyến xe miễn phí mỗi ngày để đưa bệnh nhân từ BV Ung bướu đến đây. Với 3 bàn khám và 18 bác sĩ, mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại BV Quận 2 mỗi ngày giải quyết khoảng 120-130 bệnh nhân đến điều trị các bệnh mạn tính được Phó Cục trưởng chọn làm mô hình thí điểm, cần nhân rộng cho nhiều BV để thực hiện việc giảm tải.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật