Lo ngại cúm gia cầm độc lực phát tác

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về thông tin trong kem đánh răng Colgate có chất triclosan - loại chất được Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) cho là có thể gây ung thư.
Lo ngại cúm gia cầm độc lực phát tác
Buôn bán gia cầm phải được kiểm soát. Ảnh: TM

Lần đầu tiên Việt Nam đã phát hiện virut cúm A/H5N6 trên gà, vịt. Chủng virut này tương đồng với chủng gây t‌ử von‌g ở người tại Trung Quốc vào tháng 4/2014. Thông tin này cùng với hiện tượng chủng cúm liên tục biến đổi gen, xuất hiện các chủng cúm mới cho thấy, nếu người dân lơ là, cố tình buôn bán, sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, lậu sẽ khiến cho việc phòng, chống dịch cúm gia cầm lây lan sang người thêm khó khăn...

Tương đồng đến 99% chủng virut cúm A/H5N6 gây t‌ử von‌g đầu tiên trên người

Theo thông báo của Cục Thú y - Bộ NN&PTNT, kết quả giám sát chủ động mới nhất đã phát hiện một số trường hợp dương tính với cúm A/H5N6 trên đàn gà nuôi tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn và trên đàn vịt nuôi tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là lần đầu tiên virut cúm A/H5N6 được ghi nhận tại Việt Nam. Trước đó, chủng virut này từng được phát hiện ở vịt trời và chim hoang dã tại Thụy Điển, Đức, Mỹ, Đài Loan. Đáng lo ngại là kết quả xét nghiệm bằng giải trình tự gen của các mẫu virut cúm A/H5N6 phát hiện ở Việt Nam cho thấy có sự tương đồng đến 99% với chủng virut cúm A/H5N6 gây t‌ử von‌g đầu tiên trên người tại Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Theo Tổ chức Thú y Thế giới, đây là chủng virut có độc lực cao, dù chưa có bằng chứng lây truyền từ người sang người nhưng việc phát hiện nó trên gia cầm cũng làm tăng nguy cơ lây lan virut cúm gia cầm cho người.

Ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, các cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số gia cầm nhiễm cúm A/H5N6 để đề phòng virut có thể phát tán ra môi trường và đàn gia cầm khác; đồng thời tăng cường lấy mẫu gia cầm ở Hà Tĩnh và Lạng Sơn để xét nghiệm. Theo ông Thành, công tác giám sát các đàn chim hoang và vịt trời cũng đang được thực hiện. Điều tra dịch tễ ban đầu cho thấy, đàn chim hoang và vịt trời đã xuất hiện ở khu vực này trước khi dịch bệnh xảy ra.

Kiểm soát chặt buôn bán gia cầm qua biên giới

Trước thực trạng này, Bộ NN&PTNT đã có văn bản đề nghị lãnh đạo các địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan tăng cường đấu tranh với các hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm, chủ động giám sát virut cúm trên gia cầm và môi trường tại các chợ. Yêu cầu của cơ quan chức năng là thế, song trên thực tế tại nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội như Nam Trung Yên, Chùa Láng, Thành Công, Trung Kính... các tiểu thương vẫn vô tư giết mổ gia cầm, người mua cũng vô tư mang gia cầm về sử dụng mà không quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ của gia cầm. Và cũng mới đây, cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn đã bắt giữ gần 13.500 con gia cầm, thủy cầm giống lậu, đang trên đường tuồn về nội địa tiêu thụ.

GS.TS. Trịnh Quân Huấn - chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế cho rằng, sự xuất hiện virut cúm A/H5N6 trên gia cầm ở nước ta đang nối dài danh sách những chủng virut cúm gây bệnh cho người. Trong khi đó, việc nhận diện và phân biệt các chủng virut cúm hiện nay đều phải dựa vào xét nghiệm. Hầu hết các chủng virut cúm khi gây bệnh cho người đều có những biểu hiện lâm sàng giống nhau như sốt, ho, mệt mỏi, nên không loại trừ việc người dân có thể chủ quan trước các dấu hiệu của bệnh. GS. Huấn cũng cho biết thêm, mức độ nguy hiểm của cúm A/H5N6 được đánh giá tương đương A/H5N1. Sự trở lại của cúm A/H5N1, việc tồn tại của cúm A/H1N1, nguy cơ cúm A/H7N9 xâm nhập và sự xuất hiện của chủng cúm mới A/H5N6 là thực sự đáng lo ngại vì những biến đổi khó lường của virut cúm.

Về phía ngành y tế, để chủ động phòng, chống lây nhiễm cúm từ gia cầm sang người, Bộ Y tế đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở NN&PTNT tăng cường giám sát, điều tra phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên gia cầm; thông báo kịp thời tình hình dịch cúm gia cầm cho ngành y tế để phối hợp giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm A/H5N6 ở người. Đồng thời, chỉ đạo Sở Y tế tăng cường giám sát và lấy mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng, viêm phổi nặng do virut, đặc biệt các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm bị bệnh để phát hiện sớm các chủng virut cúm độc lực cao, đồng thời triển khai kịp thời các biện pháp cách ly, điều trị và các biện pháp phòng chống dịch.

Cũng giống cúm A/H5N1, bệnh do virut cúm A/H5N6 có diễn biến nhanh; nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì có thể cứu sống bệnh nhân. Do vậy, cần đặc biệt lưu ý khi ở những vùng có gia cầm chết lại xuất hiện những người có biểu hiện ho, sốt cao, đau đầu, nhức mỏi...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật