Kíc‌h thí‌ch sự đột phá

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Muốn thu hẹp khoảng cách phát triển hay “đi tắt đón đầu“ thành công, nhiều chuyên gia đều chung một nhận định: Việt Nam phải đột phá trên mọi “mặt trận“. Năm mới 2009 dự báo đầy khó khăn, thách thức, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều cơ hội. Liệu chúng ta có thể tận dụng được? Đó là câu hỏi cần được trả lời bằng hành động thật sự, bắt đầu từ những đột phá trong suy nghĩ về kế hoạch và mục tiêu phát triển.
Kíc‌h thí‌ch sự đột phá
Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên điện cơ Thống Nhất, đơn vị luôn quan tâm nâng cao năng

Năm 2008 xuất hiện những so sánh cụ thể về khoảng cách giữa Việt Nam và một số nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Xin-ga-po... Có khoảng cách vài chục năm, thậm chí là hàng thế kỷ. Hình ảnh về khoảng cách đôi khi khiến chúng ta nao lòng, nhưng cũng có thể trở thành liều thuốc kích thích vận động để tiến lên. Giống như cuộc thi chạy, khoảng cách với người dẫn đầu chỉ có thể trở thành động lực khi ý chí của vận động viên mãnh liệt. Chúng ta đã có thời kỳ đổi mới thành công, thế và lực mà chúng ta có ngày nay là cơ sở để biến khoảng cách thành liều thuốc kích thích đột phá thật sự trên đường đua.

 

Cơ hội trong gian khó

Năm 2009 được dự báo sẽ rất khó khăn. Nguy cơ suy giảm kinh tế đe dọa cả thế giới bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong tình thế như vậy, rất nhiều quan điểm lạc quan đã được đưa ra để thôi thúc các doanh nghiệp và mỗi người dân vượt lên. Chúng ta có nhiều lợi thế trong khó khăn chung của thế giới bởi nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào; nguồn lương thực ổn định... Một điều khác là chúng ta đang có sự đồng lòng và tập trung cao độ trong giải quyết những gì còn bất hợp lý để phát huy tối đa sức mạnh phát triển. Người xưa nói "cái khó ló cái khôn", gian khó và thách thức luôn thôi thúc con người ta làm việc, tư duy mạnh hơn những gì diễn ra trong hoàn cảnh bình thường - một lợi thế có thể rất lớn nếu nó được phát huy đúng lúc, đúng chỗ.

 

Tại Hà Nội, năm 2008, vốn đầu tư nước ngoài thu hút đạt mức kỷ lục 5 tỷ USD (gấp đôi năm 2007) nhưng trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, TP vẫn bị tụt vài bậc so với năm trước. Điều này cho thấy, kỷ lục 5 tỷ USD hoàn toàn có thể dễ dàng được phá vỡ nếu có những cải cách xa hơn về mặt thủ tục hành chính. Chúng ta còn rất nhiều tồn tại, yếu kém cần khắc phục (ít nhất là 5 nhóm tồn tại, yếu kém đã được UBND TP Hà Nội tổng kết trong báo cáo HĐND TP tại kỳ họp thứ 17 vừa qua) và đây chính là một trong những "cơ hội trong gian khó" có thể khai thác. Thành công sẽ lớn hơn nếu những hạn chế, yếu kém được giảm mạnh. Điều này đúng không chỉ đối với bình diện TP mà còn đúng với bình diện quốc gia hay một tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân bất kỳ. Tập trung xử lý yếu kém, tồn tại, những bất hợp lý hiện hữu, chúng ta có thể biến khó khăn thành thuận lợi và biến thách thức thành cơ hội.

 

Cần gì để đột phá?

Đột phá, nói một cách hình ảnh là chúng ta phải chạy nhanh hơn mức bình thường, hơn những đối thủ bình thường ở điều kiện ngang bằng với chúng ta. Nếu người ta tiến 1 bước, ta cũng tiến 1 bước thì mãi mãi, cho tới trăm năm sau, ngàn năm sau, khoảng cách giữa chúng ta với các nước phát triển hơn sẽ vẫn không thay đổi. Mục tiêu thu hẹp khoảng cách, hay "đi tắt đón đầu" sẽ khó mà thành công.

 

Không phải những năm trước chúng ta không cố gắng đột phá. Nhưng sự cố gắng chưa tới tầm cần thiết và dường như còn thiếu bài bản. Ví dụ như trong khâu đột phá về công tác cán bộ. Cho đến hôm nay, vẫn còn hàng loạt những yếu kém mà nói ra nhiều người sẽ nghĩ "Sao vô lý thế? Cái đó thì khó gì chứ?". Như việc phân cấp cho các quận, huyện tuyển dụng người chẳng hạn. Việc này quá chậm, nên nhiều năm các quận, huyện biết rõ mình cần người thế nào lại không được tuyển dụng. Hay chuyện phân cấp cho cấp cơ sở, nhiều việc hơn, nhưng nhân lực hoặc không được bổ sung hoặc cơ chế không phù hợp để tuyển được người làm tốt công việc. Vì không đột phá bài bản và toàn diện, nên ý muốn đã đột phá nhưng thực tế lại không đột phá được.

 

Đột phá không phải nói là làm được ngay. Nó đòi hỏi quá trình với kế hoạch và mục tiêu cụ thể, khoa học. Chúng ta mới chỉ có mục tiêu, kế hoạch đột phá với 1-2 lĩnh vực cụ thể, chứ chưa xác định đột phá toàn diện trên tất cả các "mặt trận". Vì chưa xác định mục tiêu, kế hoạch, nên tâm thế đột phá của chúng ta cũng có chừng mực, thiếu những cố gắng vượt trội. Điều dễ nhận thấy nhất là nhiều yếu kém, hạn chế tưởng chừng có thể giải quyết nhanh và dễ dàng vẫn kéo dài và phức tạp hơn. Đối với các doanh nghiệp, những nhân tố chủ chốt của nền kinh tế, thiếu mục tiêu đột phá, khiến năng lực của họ không được phát huy tối đa. Không phải bây giờ mà từ hàng chục năm qua, chúng ta vẫn mong mỏi có sự đột phá về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với những lợi thế mà rất nhiều quốc gia khác có nằm mơ cũng không có: nguồn tài nguyên phong phú, nhân lực rẻ, thị trường 80 triệu dân...

 

Thiếu đột phá, chúng ta không chỉ không rút ngắn được khoảng cách xa xôi với các nước khác mà còn tự đánh mất những cơ hội trong tầm tay. Còn nhớ, một lãnh đạo Bộ Giáo dục-Đào tạo từng tiếc nuối khi một tập đoàn điện tử lớn của Hàn Quốc muốn hợp đồng thuê hàng trăm ngàn nhân công nếu ta đào tạo cho họ. Nhưng sau khi cân nhắc thực tế, ngành giáo dục đành lắc đầu chịu thua. Bản thân Hà Nội, cách đây vài năm đã phải ngậm ngùi nhìn Tập đoàn Intel lập dự án sản xuất chíp ở một thành phố khác sau khi hãng này ngán ngẩm với thủ tục hành chính phức tạp (vẫn còn may là Intel không dời dự án sang nước khác).

 

Trên thế giới không thiếu những tấm gương về sự phát triển vượt trội trong một thời gian ngắn, nhất là trong thời kỳ khó khăn chung của thế giới. Hàn Quốc là một điển hình. Đất nước này từ nghèo đói chỉ mất 40 năm công nghiệp hóa - hiện đại hóa để có sự phát triển đột phá, trở thành thành viên của khối các nước công nghiệp phát triển. Giờ thì họ đang phấn đấu có tên trong nhóm 7 nước hàng đầu thế giới.

 

Việt Nam chỉ có thể vươn lên, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển khi chúng ta phát triển đột phá, mà điểm xuất phát chúng ta đang cần là phải... đột phá ngay từ những suy nghĩ về đột phá.

 

Thế giới khó khăn và xét về một góc độ nào đó, đó lại là cơ hội của chúng ta.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật