EU sẽ bất hòa trong cuộc đối đầu phương Tây – Nga

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đã có thành viên EU đòi bồi thường thiệt hại do tổ chức này hùa theo Mỹ để trừng phạt Nga, trong khi Moscow tiếp tục ra “quái chiêu” .
EU sẽ bất hòa trong cuộc đối đầu phương Tây – Nga
Thủ tướng Phần Lan Alexander Stubb

EU không thể phủ nhận “lợi ích Nga”

Sau khi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia bị bắn hạ trên không phận miền Đông Ukraine dẫn đến cái chết T.Tâm cho gần 300 người vô tội, Nga và phương Tây đã bước vào một cuộc căng thẳng mới khi Mỹ cùng các quốc gia đồng minh áp đặt các lệnh trừng phạt quyết liệt hơn vào nền kinh tế quốc gia này.

Tuy nhiên, vài tuần sau khi những lệnh trừng phạt được gia tăng, nền kinh tế châu Âu bắt đầu có những dấu hiệu xấu. Ngay từ trước khi có “vụ việc MH17”, EU đã rơi vào cảnh đồng sàng dị mộng khi Tây Âu ủng hộ trừng phạt Nga, nhưng Đông Âu thì kịch liệt phản đối. Bởi một thực tế cho thấy, nền công nghiệp của châu Âu, đặc biệt là Đông, Bắc Âu có mối quan hệ tương tác rất chặt chẽ với Nga

Bản thân khi EU mới tuyên bố một vài động thái trừng phạt nhằm vào các cá nhân và quan chức Nga hồi tháng 5/2014, một số quốc gia như Ba Lan, Phần Lan, Séc, Hungary… đã lên tiếng yêu cầu một sự thận trọng trong các bước đi tiếp theo.

Và cho đến thời điểm này, đã có thành viên EU buộc phải lên tiếng để chuẩn bị đường lui cho chính nền kinh tế của mình khi buộc phải phiêu lưu trong các động thái trừng phạt mới của EU và Mỹ.

Thủ tưởng Phần Lan Alexander Stubb ngày 6/8 đã buộc phải lên tiếng về các thiệt hại mà nền kinh tế nước này phải hứng chịu dù chỉ sau vài tuần EU áp đặt trừng phạt. Những hành động trừng phạt đó đã khiến Phần Lan thêm liêu xiêu khi bản thân quốc gia này vẫn đang trong tình cảnh khủng hoảng kinh tế.

Ông Stubb cũng cho rằng cần áp dụng nguyên tắc “đoàn kết kinh tế”, có thể hiểu là vì mục đích chung của cả EU và Mỹ mà sẽ có thành viên chịu tổn thương, do đó họ cần phải nhận được sự bồi thường và hỗ trợ. Dù mới chỉ có một mình Phần Lan lên tiếng, nhưng gia tăng trừng phạt và kéo dài thời gian trừng phạt, nền kinh tế châu Âu sẽ chịu một tác động không nhỏ.

Thực tế, liên minh châu Âu chưa thoát hoàn toàn khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công từ năm 2010. Cuộc khủng hoảng này khi đó đã đặt EU đứng trước nguy cơ tan rã khi nguyên tắc hoạt động của cả khối mâu thuẫn với lợi ích của từng quốc gia thành viên.

Trong bối cảnh hiện tại, khi túi tiền của các quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lệnh trừng phạt mà EU áp đặt lên Nga, rất có thể một lần nữa liên minh này sẽ rơi vào cảnh bất đồng chính kiến. Việc Thủ tướng Phần Lan phải đăng đàn cảnh báo đã cho thấy việc cô lập một quốc gia, đặc biệt là một cường quốc như Nga sẽ là khó khăn và đầy rủi ro cho bất kỳ thế lực nào.

Nga có sợ EU trừng phạt?

Phải nhìn nhận một cách khách quan rằng EU có quyền lợi với Nga, và ngược lại Nga cũng có quyền lợi với liên minh này. Lệnh trừng phạt này sẽ khiến thiệt hại kinh tế cho cả đôi bên. Tuy nhiên nếu về lâu về dài, chưa biết mèo nào sẽ cắn mỉu nào.

Vừa qua, hôm 5/8/2014, Tổng thống Nga V.Putin đã tuyên bố kích hoạt các biện pháp trả đũa trước những biện pháp trừng phạt của châu Âu.

Ngay sau tuyên bố của ông Putin, Nga đã quyết định hạn chế nhập khẩu thực phẩm và nông sản của châu Âu. Nông nghiệp được cho là lĩnh vực sẽ ít ảnh hưởng nhất đến nền kinh tế của hai bên, và sẽ là một đòn cảnh cáo rất thích hợp từ Moscow.

hiện trường của chiếc máy bay MH17 bị bắn hạ ở Đông Ukraine Tiếp đến, Nga cũng gia hạn tạm trú cho Edward Snowden, cựu nhân viên tình báo Mỹ thêm ba năm trên quốc gia này. Nhân vật này đã gây chú ý cho toàn thế giới khi tiết lộ thông tin và tài liệu mật liên quan đến chương trình do thám toàn cầu của Washington.

Phải nói rằng Snowden đã làm nước Mỹ mất mặt, mất niềm tin, và nỗi đau ấy một lần nữa được Moscow nhắc lại trong bối cảnh EU đang hùa theo Mỹ để áp đặt trừng phạt với Nga.

Một động thái cứng rắn nữa được gửi đi từ phía Nga, Thủ tướng Medvedev ngày 7/8 đã cảnh báo rằng Moscow có thể chặn các chuyến bay giữa châu Âu và châu Á nhằm trả đũa. Lãnh thổ trải dài từ Tây sang Đông của Nga đang được Moscow vận dụng tối đa. Một khi lời đe dọa này thành hiện thực, thiệt hại sẽ là không kể siết với các quốc gia, không riêng gì châu Âu hay Mỹ.

Nếu như không có sự nhường nhịn giữa hai bên, Nga sẽ buộc phải dùng đến chiêu bài cuối cùng là cắt khí đốt bán cho EU. Dù với phương pháp này sẽ là đòn hi sinh của nền kinh tế Nga, nhưng đây cũng là đòn đánh đủ mạnh khiến của EU chao đảo, thậm chí lâm vào khủng hoảng năng lượng.

Một cây cầu đường sắt bị đánh sập tại Donetsk sau trận pháo kích của quân đội Ukraine Phải nói rằng, Nga đã chuẩn bị đầy đủ đường đi nước bước cho sự đối đầu với EU. Và trong cục diện này, nếu Mỹ vẫn quyết định kéo dài cuộc chơi với Nga, có lẽ EU sẽ là người thủ bại đầu tiên. Bởi bản thân liên minh này thực tế chỉ còn là những miếng ghép rệu rã và ẩn chứa đầy bất đồng, mâu thuẫn.

Trong khi giữa Nga và EU đang ở đêm trước của một cuộc chiến kinh tế thì Ukraine vẫn đang trong cảnh nồi da nấu thịt. Lệnh ngừng bắn ở khu vực rơi máy bay MH17 đã bị dỡ bỏ trong bối cảnh mới chỉ điều tra được 50% hiện trường. Quân đội Ukraine vẫn pháo kích vào Donetsk, thành trì của quân ly khai và ngược lại họ cũng nhận được những sự đáp trả đích đáng.

Cuộc chiến tại quốc gia này vẫn chưa đi đến hồi kết, cũng như sự đối đầu giữa Nga và Mỹ vẫn chưa hứa hẹn sẽ có sự xuống nước. Mỗi bên liên quan đều nỗ lực bảo vệ lợi ích của mình, duy chỉ có điều, lợi ích của nhân dân Ukraine không có một ai bảo vệ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật