Kinh hoàng cảnh vứt xác người thân nhiễm Ebola ra đường vì sợ lây bệnh

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vì sợ bị lây nhiễm Ebola, không ít người dân tại Liberia đã vứt xác người thân bị nhiễm bệnh ra ngoài đường, mặc cho việc làm này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus Ebola lên cao hơn.
Kinh hoàng cảnh vứt xác người thân nhiễm Ebola ra đường vì sợ lây bệnh
Xác một thanh niên chết vì Ebola bị vứt trên đường phố

Xác một thanh niên nằm chết trên đường phố Liberia gây ám ảnh cho những người chứng kiến. Được biết, người thanh niên này chỉ là một trong số rất nhiều nạn nhân của đại dịch Ebola bị kéo ra khỏi nhà, vứt trên đường phố bởi những thân nhân của họ lo lắng việc sẽ lây nhiễm virus từ người chết.

Tuần trước, chính phủ Liberia đã ban hành một loạt các biện pháp cứng rắn để có thể kiểm soát được đại dịch này, bao gồm cả việc đóng cửa trường học, cách ly nhà của các nạn nhân cũng như theo dõi bạn bè, người thân của họ.
Tuy nhiên, đến hôm nay, Bộ trưởng Thông tin, Lewis Brown cho biết, người dân địa phương đã tự ý đem vứt xác thân nhân bị t‌ử von‌g vì virus Ebola ra đường do lo sợ rằng các quy định mới của chính phủ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.

Người dân tự ý vứt xác nạn nhân ra đường vì sợ bị lây nhiễm
Ông Brown cho biết, hành động này đã khiến cho người dân tự đặt mình vào nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn so với việc liên hệ với các cơ quan chức năng và để họ xử lý các trường hợp tử vong.
Chính phủ Liberia cũng đã thông báo qua đài phát thanh quốc gia rằng tất cả các xác nạn nhân Ebola đều phải được hỏa táng vì lo ngại căn bệnh nan y này có thể phá hủy hệ thống chăm sóc sức khỏe tại một trong những đất nước nghèo nhất thế giới. Thông báo này được đưa ra sau một cuộc tranh luận căng thẳng đã nổ ra vào cuối tuần trước khi nhân viên y tế cố gắng chôn hơn 20 nạn nhân Ebola ở ngoại ô Monrovia, Liberia.

Các tình nguyện viên cho xác nạn nhân vào xe tải
Các nhà chức trách cho biết cảnh sát đã ra quân để giúp lập lại trật tự của việc xử lý các xác nạn nhân Ebola, đặc biệt là trong việc giảm thiểu số lượng người nhiễm bệnh do chạm vào xác người quá cố trong đám tang theo truyền thống nước này.
Ông Brown cho biết nhà chức trách đã bắt đầu tổ chức hỏa táng vào ngày Chủ nhật sau khi người dân địa phương phản đối việc chôn cất trong các khu phố của họ.
Trong khi đó, ở khu vực biên giới của Lofa County, quân đội cũng đã được triển khai để bắt đầu thực hiện việc cách ly cộng đồng ở đó.
Ông nói: "Chúng tôi hy vọng việc này sẽ không đòi hỏi quá nhiều lực lượng, tuy nhiên, chúng tôi sẽ dốc hết sức để có thể thực hiện cách ly một cách tốt nhất”.

Một nhân viên cứu trợ người Mỹ nhiễm Ebola đang được đưa đến bệnh viện
Tuy nhiên, tại Monrovia, một số cơ sở y tế đã bị bỏ hoang vì mọi người sợ mắc bệnh. Một trợ lý bác sĩ cho biết: "Các nhân viên y tế nghĩ rằng họ không được bảo vệ, không được trang bị đầy đủ các trang thiết bị để tự bảo vệ mình chống lại căn bệnh Ebola”.
Được biết, từ đầu năm đến nay, 4 nước Tây Phi đã ghi nhận hơn 1.600 ca bệnh do virus này, gần 900 người tử vong. Trong vòng hai ngày (31/7 và 1/8); 4 nước Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone báo cáo thêm 163 trường hợp mắc mới, 61 t‌ử von‌g. Guinea có 13 ca mắc mới nhưng đến 12 người t‌ử von‌g, con số này tại Liberia 77 và 28 t‌ử von‌g.






Theo WHO, số người t‌ử von‌g vì Ebola đã lên tới hơn 900 người
Nhiều quốc gia đã nâng cảnh báo với dịch. Senegal đóng cửa khẩu đất liền với Guinea. Nigeria ngưng chuyến bay qua các nước có dịch bệnh và tăng cường kiểm dịch tại sân bay. Nhiều công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Guiniea, Leberia và Sierra Leone đã hạn chế nhân viên của họ đến đây. Tổ chức Hòa bình Mỹ cũng rút 340 nhân viên tình nguyện từ 3 quốc gia đang có dịch về nước.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật