Vì sao trẻ thích ăn đồ ngọt?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nếu hỏi một đứa trẻ: “Bé thích đồ ngọt không?” câu trả lời hiển nhiên là “Có”. Điều này không có gì ngạc nhiên bởi đôi khi người lớn vẫn những tín đồ “hảo ngọt”.
Vì sao trẻ thích ăn đồ ngọt?
Ảnh minh họa

Việc trẻ thích đồ ngọt chỉ là quá trình phát triển sinh học của c‌ơ th‌ể và cũng một phần do sự “chiều chuộng” bởi người lớn.

Bởi thế nên các loại sữa bột công thức thay thế sữa mẹ đều “bí mật” tăng vị ngọt lên chút ít so với sữa mẹ để “dụ khị” vị giác của trẻ. Đã có vô số trường hợp các bé sau khi được “nếm vị” sữa công thức đã quay ra “tẩy chay” sữa mẹ do sữa mẹ nhạt hơn “sữa ngoài”.

Không giống như người trưởng thành thường cảm thấy những thứ quá ngọt sẽ khó ăn, trẻ em đang sống trong thế giới có cảm giác khác khi nói đến những vị cơ bản. “Chúng thích các loại thực phẩm có vị ngọt hay mặn một cách rõ ràng. Sở thích này sẽ được lưu giữ cho đến vị tuổi thành niên, bởi trẻ nhạ‌y cả‌m hơn với các loại mùi vị, thậm chí đã có một số bằng chứng cho thấy trẻ nhạ‌y cả‌m hơn người lớn khi cảm nhận vị đắng”, Mennella nhấn mạnh.

Một lý do cho thấy sở thích đồ ngọt của trẻ bắt nguồn từ việc hàm lượng calo cơ bản cung cấp cho bọn trẻ trong giai đoạn phát triển nhanh dường như không đủ. Thực tế cho thấy, lượng đường không phải là vị tốt cho trẻ nhưng chúng luôn cảm thấy thích thú. Cuộc nghiên cứu của Mennella chỉ ra rằng, đường là một loại “thuốc giảm đau” tự nhiên của bọn trẻ, thậm  chí, tại khá nhiều bệnh viện, các bác sĩ đã kê đơn điều trị một số loại thuốc có vị ngọt để khiến trẻ giảm bớt cảm giác đau.

Sở thích ăn đồ ngọt của trẻ còn thay đổi khi bước sang tuổi niên thiếu, các nhà khoa học đã kiểm tra một loạt các chỉ số: hình ảnh cơ thể, hormones, sự phát triển của xương. Họ đưa một  lượng đường trộn lẫn nước cho những thanh niên đồng thời đo sự phát triển của xương. Kết quả cho thấy, trẻ em đang trong quá trình lớn lên thích đồ ngọt hơn và cảm nhận vị giống người lớn khi 15 hay 16 tuổi. Công trình này vẫn chưa đưa ra lời kết luận chính xác nhất song đây là một trong một bằng chứng quan trong cho thấy, sự phát triển của xương có ảnh hưởng đến vị giác của trẻ. Xương phát triển dẫn đến sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất, các chất như leptin và insulin - hormone hoạt động ở não kiểm soát sự thèm ăn và khẩu vị, ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh ở lưỡi.

Ngoài ra, trẻ thích đồ ngọt còn do sự “chiều chuộng” của người lớn làm “nuôi dưỡng” tính “hảo ngọt” của lũ trẻ. Khi các bé nũng nịu vòi vĩnh một viên kẹo, nếu gặp phải một bà mẹ cứng rắn, trong 5 lần đòi hỏi, ít nhất bé sẽ “chiến thắng” một lần. Còn đa số với các bà mẹ yêu con thì “một viên kẹo có đáng gì”. Chính vì vậy, ngay từ khi chúng chập chững bước đi, đồ ngọt đã trở thành “món quà” nịnh nọt trẻ thông qua những viên kẹo hay thanh chocolate hoặc chiếc bánh ngọt thơm phức... Điều này đồng nghĩa với quan điểm, không nên đổ lỗi thích ăn đồ ngọt là do trẻ mà là quy tắc của sinh học trong quá trình phát triển của con người. Tuy nhiên, nếu đã hiểu đó là quá trình phát triển tất yếu thì các bậc phụ huynh nên có những kế hoạch cứng rắn nhằm giúp con đồng hành với quá trình này mà không khiến bé trở thành “tín đồ” ăn ngọt, nhẹ thì sâu răng, mà nghiêm trọng hơn là dẫn đến tăng cân, béo phì, suy giảm hệ miễn dịch. Thậm chí, một nguy cơ đáng lo ngại của xã hội hiện đại là rất nhiều trẻ em, dù còn ít tuổi đã mắc bệnh tiểu đường.

Thế cho nên, “hảo ngọt” thì đến người lớn còn thích nhưng hiểu và đồng hành quá trình phát triển của con cái mới chính là điều các bậc cha mẹ nên trang bị kiến thức để giúp đỡ con từ khi còn tấm bé. Thích ăn đồ ngọt là niềm “đam mê” không xấu, nó chỉ xấu khi quá đà làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Có vậy thì những công ty kẹo bánh, chocolate mới có dịp đồng hành cùng phát triển với các loại kem đánh răng được chứ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật