Máy bay rơi liên tiếp: “Cú sốc” đối với ngành bảo hiểm hàng không

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một số nhà cung cấp dịch vụ gần đây đang đòi tăng phí bảo hiểm lên gấp 3 lần cho loại hình “bảo hiểm chiến tranh”.
Máy bay rơi liên tiếp: “Cú sốc” đối với ngành bảo hiểm hàng không
hiện trường vụ tai nạn máy bay MH17 (Ảnh: Getty Images)

Các hãng bảo hiểm hàng không đang xem xét lại chi phí bồi thường trong các vụ tai nạn hàng không liên quan đến hành vi thù địch như thảm họa MH17 của hãng hàng không Malaysia, trong bối cảnh ngành hàng không thế giới đang đối mặt với một năm nhiều biến cố nhất kể từ cuộc khủ‌ng b‌ố 11/9 với khoản thiệt hại trên 2 tỷ USD.

Cụ thể, theo The Financial Times, vụ MH370 có thể khiến những hãng bảo hiểm phải trả 490 triệu USD, còn với MH17 là 600 triệu USD. Chưa tính tới vụ rơi máy bay ở Đài Loan và ở Mali trong tuần qua.

Các nhà môi giới bảo hiểm cấp cao vừa cảnh báo rằng một số nhà cung cấp dịch vụ gần đây đang đòi tăng phí bảo hiểm lên gấp 3 lần cho loại hình “bảo hiểm chiến tranh”.

Các chuyên gia bảo hiểm cho biết, chi phí cho các thiệt hại hàng không vì chiến sự trong năm nay sẽ còn tăng cao nữa vì các cuộc xung đột ở Syria, Trung Đông, Libya và nhiều vùng khác.

Một số công ty bảo hiểm mới đây cũng đã yêu cầu những thông tin cụ thể về đường bay và đang cân nhắc rút hoàn toàn một vài dịch vụ bảo hiểm đối với các chuyến bay qua các khi vực chiến sự ở Trung Đông và một phần của châu Phi.

Sự lo ngại về tiền bồi thường ngành hàng không tăng cao do căng thẳng chính trị đang ngày càng leo thang tại các khu vực gần sân bay Tripoli ở Libya từng phá hủy gần 20 chiếc máy bay, cũng như thảm họa MH17 tại khu vực chiến sự Ukraine khiến 298 người thiệt mạng. Dự kiến, các khoản tiền bồi thường trong chính sách bảo hiểm chiến tranh sẽ “ngốn” hàng trăm triệu USD trong năm nay.

Ngoài ra, các công ty cung cấp loại hình bảo hiểm chiến tranh hàng không, bao gồm Lloyd trên thị trường London, đang đối mặt với một khoản tiền bồi thường cao hơn vài lần so với doanh thu từ phí bảo hiểm ước tính khoảng 60 triệu USD của họ.

Các nhà môi giới bảo hiểm ước tính tiền bồi thường bảo hiểm trách nhiệm và thiệt hại về vật chất có thể lên tới hàng trăm triệu USD, đẩy khoản lỗ cho toàn ngành công nghiệp bảo hiểm vượt qua hơn 2 tỷ USD.

Bên cạnh đó, ngành hàng không cũng dễ bị thay đổi các chính sách bảo hiểm chiến tranh, trong đó bao gồm cả thiệt hại vật chất do các hành động thù địch. Các chính sách này có thể được thông báo phải thay đổi hoặc hủy bỏ chỉ trong 7 ngày. Điều này sẽ khiến các hãng bảo hiểm hàng không thế giới phải đối mặt với một năm “cháy túi”

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật