Bí quyết vượt qua “cửa ải“ phỏng vấn

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phỏng vấn là một “cửa ải” quan trọng để bạn bước vào lĩnh vực công việc mới. Khi đi phỏng vấn, ngoài phải thể hiện năng lực, tố chất của bạn ra, cách ăn mặc, cách nói chuyện, điệu bộ ôn hoà, thái độ tự tin phóng khoáng cũng là những yếu tố tăng thêm điểm cho bạn.
Bí quyết vượt qua “cửa ải“ phỏng vấn
Trước, trong và sau buổi phỏng vấn đều có những chiêu giúp bạn ghi điểm. Ảnh minh họa
Lưu ý trước khi phỏng vấn

Phục trang

Nam giới ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, nhưng không cần chú ý trang điểm hoặc quá trau chuốt. Nữ giới nên mặc gọn gàng, sáng sủa. Những đồ vật trang sức phát ra tiếng kêu, mùi nước hoa quá nồng, quần áo có nếp nhăn, móng tay, móng chân để dài hoặc là đầu tóc không chải đều là “điểm yếu” lưu lại ấn tượng không tốt cho nhà tuyển dụng.

Cách chọn quần áo khi đi phỏng vấn tuỳ thuộc vào vị trí mà bạn nộp đơn. Nếu vào ngân hàng hay các đơn vị nhà nước thì bạn nên ăn mặc chỉnh tề nghiêng về “truyền thống” một chút.

Nếu nộp đơn vào các tạp chí thời trang, đài truyền hình, công ty tổ chức sự kiện hay PR thì nên ăn mặc có phong cách và thời trang một chút, nhưng không được “h‌ּở han‌ּg”.

Không nên đeo quá nhiều đồ trang sức vì như thế dễ làm phân tán sự chú ý của người phỏng vấn.

Đúng giờ

Đúng giờ là yêu cầu cơ bản trong đạo đức nghề nghiệp. Bạn nên đến trước giờ hẹn 10-15 phút là tốt nhất.

Nếu bạn đến trước 30 phút hoặc sớm hơn thì sẽ bị xem là không có khái niệm về thời gian. Nhưng khi phỏng vấn đến muộn hoặc vội vội vàng vàng chạy đến thì đó là một điều tối kỵ.

Cho dù bạn có lý do “thích đáng” gì thì đến muộn cũng sẽ bị đánh giá là bản thân bạn thiếu ý thức và năng lực của bạn có hạn.

Lưu ý trong khi phỏng vấn 

Ngôn ngữ c‌ơ th‌ể

Ánh mắt: Khi trao đổi, nói chuyện thì ánh mắt cần phải nhìn thẳng vào đối phương. Nhưng bạn không nên chỉ nhìn chăm chú vào một đối tượng. Nếu có nhiều người phỏng vấn bạn thì thỉnh thoảng bạn nên đưa mắt nhìn xung quanh để biểu lộ sự tôn trọng và bình đẳng.

Bắt tay: Khi nhà tuyển dụng đưa tay ra để bắt tay chào bạn, bạn nên nắm vững tay và mắt nhìn thẳng vào đối phương, nhưng không nên quá “chặt” và cũng không nên quá “lỏng” và cũng không nên “lắc” tay.

Bạn cũng không cần bắt hai tay bởi vì bắt tay theo cách này thì các công ty nước ngoài sẽ đánh giá bạn không “chuyên nghiệp”.

Bàn tay nên khô ráo và ấm áp. Nếu bạn mất bình tĩnh thì nên dùng nước lạnh rửa tay để lấy lại được cảm giác bình thản cho mình. Nếu tay bạn bị lạnh thì nên rửa tay bằng nước ấm hoặc xoa hai bàn tay vào nhau cho tay nóng lên.

Dáng ngồi: Bạn không nên ngồi dựa chặt vào lưng ghế, cũng không nên ngồi chiếm hết cả mặt ghế. Bạn nên ngồi chiếm 2/3 mặt ghế là tốt nhất.

Sau khi ngồi xuống c‌ơ th‌ể hơi nghiêng về phía trước. Ngồi như thế có thề giúp bạn tập trung chú ý trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng và cũng không làm cho bạn quá “thả lỏng”, thoải mái.

Động tác: Khi phỏng vấn không nên làm các động tác nhỏ như: gấp giấy, xoay bút…vì như thế sẽ thể hiện bạn không nghiêm túc và phân tán sự tập trung của nhà tuyển dụng.

Bạn cũng không nên vuốt tóc, vuốt râu hay sờ tai bởi vì những động tác này có thể bị hiểu nhầm rằng vấn đề vệ sinh cá nhân của bạn có “vấn đề”.

Nếu bạn vừa nói vừa dùng tay diễn đạt là biểu hiện của sự căng thẳng.

Ngôn ngữ lời nói

Ngôn ngữ là tấm “danh thiếp thứ 2” của người đi phỏng vấn, nó phản ánh khách quan tố chất văn hoá và trình độ kiến thức nội hàm của một người.

Khi trả lời các câu hỏi, bạn cần phải lưu loát, trả lời đúng vào vấn đề, không nên “tán hươu tán vượn” hay nói xa đề.

Bạn cần nhấn mạnh ưu điểm và sở trường của mình và thể hiện độ tin cậy. Ngôn ngữ cần bao quát, rành mạch, có độ nhấn, biết nêu ra trọng điểm, không nên ậm à ậm ừ, nói đều đều, tránh cho nhà tuyển dụng chỉ buồn… ngủ không muốn nghe.

Bạn cần thể hiện cá tính, làm cho hình tượng cá nhân bạn được nổi bật. Phải nói sự thật việc thật, hạn chế dùng những từ hoa mỹ, từ cảm thán, trách móc.

Cuối cùng, bạn nên hạn chế dùng từ viết tắt, từ địa phương, từ chuyên dùng trong văn nói.

Khi gặp câu hỏi hóc búa, bạn nên nói thật, không nên lấp liếm hoặc che dấu vì như thế sẽ gây ra thất bại cho bạn.

Sau khi phỏng vấn

Đừng quên cảm ơn để tăng thêm ấn tượng sâu đậm của nhà tuyển dụng đối với bạn. 

Sau khi phỏng vấn 2-3 ngày, bạn nên viết cho nhà tuyển dụng một bức thư hay tấm thiệp thể hiện sự cảm ơn của bạn. Nội dung thư đơn giản, rõ ràng, thư không nên dài quá 1 trang giấy.

Đầu thư nên đề cập đến tên họ và thời gian phỏng vấn của bạn, đồng thời thể hiện sự cảm ơn chân thành của bạn tới nhà tuyển dụng. Giữa thư nên bày tỏ hứng thú của bạn đối với vị trí mà bạn phỏng vấn. Cuối thư nên thể hiện sự tự tin của bạn và quyết tâm cống hiến vì sự phát triển lâu dài của công ty.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật