Máy tính cá nhân mừng sinh nhật 40 tuổi

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đã 40 năm kể từ khi một phát minh huyền thoại được ra mắt tại San Francisco - đó chính là chiếc máy tính cá nhân đầu tiên. Phát minh đã tạo ra một cuộc cách mạng biến đổi cuộc sống thường ngày cũng như khả năng giải quyết những vấn đề toàn cầu của con người.

09/12/1968 là ngày chiếc vi tính nguyên thủy với chuột và màn hình tương tác được nhà phát minh Douglas Engelbart từ viện nghiên cứu Stanford giới thiệu lần đầu tiên. Chỉ có khoảng 1000 người chứng khiến buổi ra mắt phát minh máy vi tính cá nhân này. Phát minh đã nhận được sự tán thưởng nhiệt liệt từ những chuyên gia trong ngành tham dự cuộc hội thảo.

 

Sự xuất sắc của thiết bị nằm ở chỗ nó đem lại hy vọng giải quyết được những vấn đề to lớn trong hiện thực

 

Ngày hôm qua, các phóng viên trong ngành công nghiệp máy tính và thung lũng Silicon đã tổ chức sự kiện có tên là “Mẹ của tất cả những bản demo” để mừng sinh nhật lần thứ 40 của máy tính cá nhân tại trường Đại học Stanford. Lễ kỷ niệm có Engelbart tham dự cùng  một số đồng sự.

 

Ý tưởng công bố năm 1968 đã đi trước bất cứ ai từng mơ về Microsoft hay Apple: “Bill Gates mới 12 tuối còn Steve Jobs mới 13 tuổi.”

 

Mặc dù Engelbart không có tiếng tăm như Gates hay Jobs nhưng những ảnh hưởng sâu sắc của ông được thừa nhận rộng rãi trong ngành.

 

Steven Levy khi viết về lịch sử Macintosh đã ca ngợi Engelbart như “ngài Moses của máy tính”.

 

Buổi ra mắt lịch sử năm 1986 tại hội thảo Fall Joint Computer Conference được tổ chức ở trung tâm hội nghị Civic Centre. Hình ảnh Engerlbart thắt caravat, mặc sơ mi ngắn tay và bộ máy tính đầu cuối đứng trước màn hình lớn dường như không ấn tượng với những ai đã quen với những thiết bị công nghệ cao ngày nay. Nhưng tại thời điểm đó, với những chiếc máy vi tính giống máy tính thông thường (to như ô tô) và vận hành với hàng tá thẻ đục lỗ thì điều đó “thật sự tuyệt vời”

 

Bob Taylor là người đã nhận ra giá trị trong những ý tưởng của Engelbart và cộng sự. Ông cũng là người cung cấp phần lớn kinh phí cần thiết trong vai trò là quản lý dự án tại NASA và sau là DARPA.

 

Bill English kể lại: “Những tràng pháo tay cổ vũ khiến tất cả chúng tôi ngạc nhiên”. Ông là người tổ chức buổi ra mắt, không chỉ vận hành máy vi tính mà còn tham gia hội thảo từ xa với các đồng nghiệp tại trụ sở của SRI tại Menlo Park, California (Người có vai trò hỗ trợ sau máy quay ở Menlo Park chính là người hùng Stewart Brand, sáng lập viên của Whole Earth Catalogue.)

 

English được biết tới là người tạo ra con chuột đầu tiên vào năm 1964. Con chuột cổ nhất này gồm một hộp nhỏ bằng gỗ thông với một nút nhỏ ở trên và 2 bánh ở phía dưới góc phải, điều khiển dòng điện để di chuyển con trỏ.

 

Ông là người hiểu cách tạo thiết bị dựa theo bản vẽ mà Engelbart đã vẽ ra từ năm 1961. “Chiếc hộp nhỏ có đuôi, tên gọi thích hợp nhất chắc chắn là “chuột””.

 

Chuột vi tính không phải là lựa chọn đầu tiên. Nó chỉ được chọn khi những phương án khác như bút sáng, cần điều khiển hay thậm chí một bộ điều khiến gấp khúc tỏ ra kém hiệu quả hơn.

 

Rất nhiều người hồi tưởng lại thời điểm năm 1968 đã đề cao phát minh chuột vi tính mà Engelbart đã sáng chế dưới cái tên bộ định vị X-Y cho hệ thống hiển thị,

 

Tuy nhiên, Taylor cho biết Engelbart phủ nhận mình là cha đẻ phát minh ra chuột vi tính. Ông hồi tưởng lại: “Engelbart luôn tập trung vào công nghệ máy tính, vào phương thức xử lý thông tin hiệu quả hơn, sắp xếp thông tin như thế nào, cách chọn lọc thông tin hay có thể kết nối với những người khác. Ông không thực sự quan tâm tới những thiết bị khác.”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật