Cán bộ hải quan không kiểm tra 10 container hàng lậu

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cán bộ hải quan TP HCM không kiểm tra 10 container hàng lậu từ Trung Quốc về Việt Nam bị PC46 phát hiện trước đó có giá trị cực lớn .
Cán bộ hải quan không kiểm tra 10 container hàng lậu
Hai cán bộ Hải quan bị bắt

Ngày 6/6, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý Kinh tế và Chức vụ (PC46, Công an TP HCM) khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Phước Tường (45 tuổi, nhân viên Hải quan KV3) và Châu Thanh Nhàn (55 tuổi, làm dịch vụ giao nhận hải quan tự do), Tạ Quang Trình (38 tuổi, nhân viên dịch vụ truyền dữ liệu tại cảng VICT quận 7) để điều tra về hành vi Buôn lậu.

Riêng Bùi Anh Tuấn (37 tuổi, nhân viên Cục Hải quan TP HCM) bị khởi tố về hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo điều tra, ngày 30/12/2013, công ty Tân Nhật Huy Vĩnh Đạt và công ty Nhất Minh lập 10 tờ khai hải quan nhập khẩu 10 container hàng.

Theo khai báo, các container chứa máy móc, thiết bị điện, đèn trang trí... với tổng trị giá là 930 triệu đồng. Số hàng này được Chi cục Hải quan khu vực 3 ký xác nhận kiểm hoá với tỉ lệ 5% và thông quan cùng ngày.

Đêm đó, nhiều trinh sát PC46 phối hợp Chi cục Quản lý thị trường TP HCM tiến hành kiểm tra 10 container, phát hiện số hàng bị rạch, mở không đúng tỉ lệ kiểm hoá 5%. Hàng hoá bên trong bao gồm 721 danh mục sản phẩm, không đúng như khai báo, bao gồm một lượng lớn hàng cấm như 147 màn hình vi tính đã qua sử dụng, 1.364 dây pháo điện các loại, nhiều rượu, mỹ phẩm, vải, đồng hồ, hoá chất... Trị giá hàng hóa này là hơn 37 tỷ đồng.

Cảnh sát xác định Lâm Lương Quang, giám đốc công ty TNHH Hùng Cường ở phường 8, quận 5, là người trực tiếp tổ chức buôn lậu và đứng tên nhận hàng trên vận tải đơn của hãng tàu.

Khi hàng về cảng, Quang đưa Nhàn 10 triệu đồng kèm 10 bộ hồ sơ (số lượng, chủng loại hàng hóa ảo để nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam), tờ khai hải quan điện tử, giấy giới thiệu, hợp đồng... đã ký khống của 2 công ty nhập khẩu. Theo khai báo, trị giá hàng hoá trong mỗi container chỉ khoảng 10 triệu đồng.

Sau đó, Nhàn mang 2 token (USB chữ ký số) đến Cảng Vict (quận 7), đưa hồ sơ cho Trình (nhân viên dịch vụ truyền dữ liệu tại Cảng Vict) để làm thủ tục truyền dữ liệu khai báo hải quan điện tử.

Trình và Nhàn. Về sai phạm của hai cán bộ hải quan, cơ quan điều tra xác định, Nguyễn Phước Tường đã móc nối, ăn chia với những người làm thủ tục nhập khẩu để không kiểm tra hàng hoá.

Còn Bùi Anh Tuấn, với vai trò là nhân viên kiểm hóa nhưng người này đã không kiểm tra thực tế hàng hóa, bỏ mặc cho Tường thực hiện hành vi sai trái, tạo điều kiện cho tội phạm buôn lậu lượng hàng hoá lớn.

Lọt 229 kg m‌a tú‌y lỗi hải quan hay sân bay Tân Sơn Nhất?

Nói tới việc số hàng hóa lậu về Việt Nam, một số cán bộ hải quan không kiểm tra lại nhớ đến vụ việc 229 kg m‌a tú‌y lọt sang Đài Loan, quả bóng trách nhiệm" được đẩy qua đẩy lại giữa Hải quan TP. HCM, sân bay Tân Sơn Nhất..

Trước đó, vào ngày 17/11/2013, nhà chức trách Đài Loan đã bắt và tịch thu 600 bánh heroin nặng 229kg trị giá 300 triệu USD, được “nén” trong 12 dàn loa nằm trong máy bay chở hàng của hãng hàng không China Airlines (Đài Loan)  cất cánh từ TP.HCM.

Ngày 6/12, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết không thể nói đây là trách nhiệm của tốp an ninh hàng không soi chiếu liên quan đến vụ việc, mà đây là lỗi hệ thống, đứng đầu là Cục Hàng không VN.

Cục trưởng Cục Hàng không VN - Lại Xuân Thanh cho biết: "Về việc thực hiện nhiệm vụ của an ninh hàng không, chúng tôi kết luận quy trình đã được thực hiện đúng.

600 bánh heroin lọt lưới kiểm tra của các cơ quan chức năng Việt Nam Về trách nhiệm soi chiếu, tuy Pháp Luật về hàng không dân dụng không quy định an ninh hàng không thực hiện soi chiếu để phát hiện m‌a tú‌y nhưng trên thực tế chúng tôi vẫn ý thức được việc phải tham gia vào công việc phòng chống tội phạm, đặc biệt là phòng chống tội phạm m‌a tú‌y.

Vì vậy, không thể nói đây là trách nhiệm của tốp an ninh hàng không soi chiếu liên quan đến vụ việc, mà đây là lỗi hệ thống, đứng đầu là Cục Hàng không VN".

Ông H. - nhân viên một công ty vận chuyển hàng hóa có trụ sở trên đường Cộng Hòa (Tân Bình, TP.HCM) -  cho hay theo đúng quy định hàng hóa khi xuất qua sân bay Tân Sơn Nhất đều làm làm thủ tục và trải qua công tác kiểm soát rất nghiêm ngặt.

Theo đó, nếu lô hàng đó thuộc luồng xanh (hàng không nằm trong danh mục cấm, nguy hại và doanh nghiệp xuất nhập lô hàng đó không nợ đọng thuế, thực hiện nghĩa vụ tài chính) sẽ chỉ trải qua kiểm tra bằng máy chiếu, không phải kiểm tra thủ công (bóc gỡ hàng ra để nhân viên hải quan kiểm tra)

Còn nếu lô hàng thuộc vào luồng vàng và luồng đỏ sẽ phải trải qua hai khâu kiểm tra máy chiếu và thủ công.

“Thuộc vào luồng vàng và luồng đỏ, lô hàng đó sẽ bị dỡ ra để nhân viên hải quan kiểm tra phía trong. Nếu rơi vào tình huống này thì việc kiểm tra được thực hiện nghiêm ngặt vô cùng. Cái gì qua máy chiếu cũng bị phát hiện. Doanh nghiệp dù muốn cũng không thể gian lận được. Cho nên trong vụ này chắc chắn khâu kiểm soát từ hải quan có vấn đề”, ông H. kết luận.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật