Trực tiếp: Chủ tịch Hòa Phát: ‘Bầu Kiên làm sao lừa tôi được’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 30/5, HĐXX tiếp tục với phần tranh luận. Trước đó, Nguyễn Đức Kiên vẫn khẳng định mình vô tội.
Trực tiếp: Chủ tịch Hòa Phát: ‘Bầu Kiên làm sao lừa tôi được’
Các bị cáo tại phiên tòa

9h55: Tòa nghỉ giải lao

9h40: Đối với tội trốn thuế, VKS cho rằng: Bà Đặng Ngọc Lan đã ký hợp đồng ủy thác với bà Nguyễn Thúy Hương – em gái Hương. Đồng thời ký hợp đồng ủy thác kinh doanh vàng cho Kiên. Kiên đã thực hiện đại diện cho B&B để ký hợp đồng ủy thác vàng với Ngân hàng ACB, thu lãi 100 tỷ đồng. Số tiền lãi này đã được chuyển cho Hương theo thỏa thuận 99% lợi nhuận.

Tại tòa, Kiên và luật sư của mình đều cho rằng, Pháp Luật không cấm kinh doanh vàng, hợp đồng ủy thác là hợp pháp. Đối với vấn đề này, VKS nói rằng, Công ty B&B không được kinh doanh vàng theo giấy phép và một số văn bản Pháp Luật khác.

Đồng thời việc ký hợp đồng ủy thác tài chính, Hương không thực hiện giao dịch với ACB nhưng được hưởng 99% lợi nhuận (B&B được hưởng 1% lợi nhuận của hợp đồng ủy thác).

Đại diện viện Kiểm sát đối đáp lại phần tranh luận của luật sư và bị cáo

Đối với quyết định miễn giảm thuế của Quốc hội, khi chưa có hướng dẫn thi hành, đã chuyển tiền vào tài khoản cho Hương. Hương đã chuyển số tiền này cho Kiên. Điều này trái với điều 27, nghị định 100 (quy định một số vấn đề về thuế thu nhập cá nhân) và một số văn bản khác….

Trong năm 2009-2010, B&B kê khai nộp thuế nhưng không kê khai tài khoản từ hợp đồng trên. Giám định Bộ Tài chính kết luận về hợp đồng kinh doanh vàng này với số thuế trên 25 tỷ đồng.

Căn cứ trên, Kiên đã chỉ đạo Đặng Ngọc Lan ký hợp đồng ủy thác với Nguyễn Thúy Hương (hợp đồng không hợp pháp) để trốn thuế 25 tỷ đồng.

9h30:

VKS bắt đầu đối đáp lại phần bào chữa của các luật sư và bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan tại tòa.

Theo viện Kiểm sát, phần bào chữa của các luật sư và bị cáo đều cho rằng Kiên và các bị cáo khác không có tội.

VKS tiếp tục nêu quan điểm: Đối với tội kinh doanh trái phép, việc mua cổ phần và cổ phiếu tại các doanh nghiệp, theo một số điều trong luật doanh nghiệp, theo khái niệm, việc mua cổ phần cổ phiếu, góp vốn vào doanh nghiệp khác là hoạt động kinh doanh. Do vậy, 5 công ty (trừ công ty Thiên Nam) do Kiên góp vốn, cổ phần, cổ phiếu thì phải có đăng ký kinh doanh. Theo giấy phép kinh doanh của 5 công ty trên thì không đăng ký kinh doanh cổ phần cổ phiếu, và không đăng ký kê khai bổ sung.

Hoạt động kinh doanh cổ phần, cổ phiếu có mã số cấp 4 và cấp 5. Căn cứ vào phân tích nêu trên, 5 công ty trên đã mua cổ phần cổ phiếu đa thuộc mã ngành 6499 (cáp 4), mã ngành 64990 (cấp 5) nhưng không đăng ký kinh doanh. Do vậy hành vi này trái với điều 9 trong Luật Doanh nghiệp…

Với căn cứ nêu trên, VKS giữ nguyên quan điểm truy tố các bị cáo tội kinh doanh trái phép là có căn cứ.

Đối với việc kinh doanh trái phép vàng thông qua Công ty Thiên Nam. Theo VKS, Công ty Thiên Nam được kinh doanh vàng phái sinh từ Ngân hàng ACB – Kiên chỉ chịu trách nhiệm kết nối lệnh các giao dịch vàng, còn trách nhiệm thuộc ông TGĐ Lê Quang Trung. Đối với vấn đề này, VKS đưa ra 4 quan điểm và kết luận rằng, căn cứ vào những luận điểm nêu trong cáo trạng, Kiên đã chỉ đạo Công ty Thiên Nam giao dịch mua bán vàng ở nước ngoài.

Như vậy, có thể khẳng định, việc kinh doanh vàng của Kiên tại Công ty Thiên Nam là trái phép, VkS giữ nguyên quan điểm.

9h15:

Bà Đặng Ngọc Lan- Tổng Giám đốc Công ty B&B –vợ Kiên cũng nói: Tại tòa, khi được triệu tập là bị đơn dân sự, tôi không hiểu vì sao tôi lại là bị đơn? Tôi cũng chưa nhận được cơ quan nào thông báo liên quan đến thuế.

Đại diện 19 nhân viên ACB gửi tiền bổ sung làm hợp đồng ủy thác đều cho rằng, việc ký và thanh lý hợp đồng ủy thác cho đến nay vẫn còn hiệu lực cho nên phải có trách nhiệm thu hồi số tiền này về cho ACB.

9h00:

Đưa ra ý kiến tại phần tranh luận, ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát với tư cách là Chủ tịch Tập đoàn, quản lý rất nhiều đơn vị nhưng không có bất cứ hoạt động nào, đặc biệt là việc ký hợp đồng kinh doanh mà ông này không biết.

Ông Trần Đình Long

Nhắc lại lời khai của Kiên tại tòa, ông Long tiếp tục khẳng định: Hai người là bạn bè, giữa Kiên và ông Long cũng như Hòa Phát không có mâu thuẫn. Nói đến việc ký hợp đồng mua bán cổ phiếu, ông Long nói: “Trong việc ký hợp đồng, Kiên làm sao mà lừa tôi được”.

Nhắc lại sự việc, ông Long xác nhận là có hoán đổi cổ phiếu ở Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát. Việc hoán đổi này theo Pháp Luật, Kiên bán cổ phiếu ở Thép hòa phát cho ông Long và ông Long bán lại cổ phiếu bất động sản đang sở hữu cho Kiên.

Ông Long cũng thừa nhận đây là sơ suất của Hòa Phát vì không đưa hợp đồng vào sổ sách để báo cáo lại cho ông Long. Tại cơ quan điều tra, đại diện Hòa Phát cũng đã thừa nhận.

Đại diện Công ty TNHH Một Thành viên Thép Hòa Phát cũng nói rằng: Việc đơn vị này gửi đơn đến cơ quan điều tra là yêu cầu làm rõ chứ không phải là đơn tố cáo. Đến thời điểm này chúng tôi không có thiệt hại.

Đại diện này đặt câu hỏi với tòa: Thế chúng tôi còn là nguyên đơn dân sự ở tòa không?

HĐXX nói sẽ xem xét trong bản án.

8h45:

Tiếp tục thực hiện quyền tranh luận tại tòa, đại diện Vietinbank đặt câu hỏi: ACB vi phạm Pháp Luật hay Vietinbank vi phạm?


Bắt đầu tranh luận về khoản tiền 718 tỷ đồng, đại diện Vietinbank nói rằng, về hình thức hai ngân hàng không có bất cứ giao dịch nào.

Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra sân chơi riêng là “liên ngân hàng”, vậy tại sao ACB không thực hiện vấn đề này. “ACB đang vì lợi nhuận cao để lách luật, lừa dối NHNN”, đại diện này nói.

Đại diện Vietinbank cho rằng, chắc chắn NHNN không cho phép ACB đưa tiền cho nhân viên đi gửi tiền. Đây là hành vi lách luật của ACB. 

Đối với tranh luận của các luật sư của ACB, ông này nói rằng, bị thân chủ giật dây để chỉ trích NHNN. Các luật sư muốn đưa sự việc sang xử lý dân sự, nhưng hông hiểu rằng, việc giao dịch này nằm trong phạm trù hình sự.

Lập luận của đại diện Vietinbank cũng cho rằng, việc Huyền Như chiếm đoạt tiền bắt nguồn từ lỗi của nhân viên ACB.

viện Kiểm sát đã đề nghị tổng hình phạt 30 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Đức Kiên 8h34: Đại diện Ngân hàng ACB mở đầu phần tranh luận sáng 30/5.

ACB tiếp tục yêu cầu vietinbank trả lại số tiền 718 tỷ đồng. ACB tiếp tục khẳng định không yêu cầu Huyền Như và các bị cáo trong vụ án này trả tiền và việc thực hiện các hợp đồng gửi tiền tại Vietinbank là hợp pháp.

Căn cứ của Vietinbank đưa ra để từ chối trách nhiệm số tiền 718 không đúng Pháp Luật.

Việc Vietinbank không giao thẻ tiết kiệm cho khách hàng là lỗi của Vietinbank chứ không phải là lỗi của các nhân viên ACB. Các nhân viên ACB cũng không ký kết việc gửi tiền với Huyền Như mà ký kết với Vietinbank.

Việc thỏa thuận lãi suất vượt trần nếu có là lỗi của khách hàng cũng không thể chối bỏ trách nhiệm của Vietinbank.

Đối với việc đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB, đơn vị này không bị mất mát số tiền 687 tỷ đồng như truy tố.

Các bị cáo bị truy tố làm không phải vì mục đích cá nhân, họ có nhiều đóng góp nên đại diện ACB mong HĐXX xem xét.

8h25: HĐXX bắt đầu làm việc. Phiên xét xử tiếp tục với phần tranh luận.

Ngày 29/5, phiên tòa xét xử bầu Kiên và đồng phạm vẫn đang tiếp tục ở phần tranh luận. Tại phiên tòa ngày hôm qua, các luật sư của hai ngân hàng ACB (ACB) và Vietinbank bắt đầu tham gia bào chữa.

Luật sư Trương Thanh Đức đại diện của ACB cho rằng, họ tham dự phiên tòa này không phải với tư cách nguyên đơn dân sự. Trong hành vi cố ý là trái mà các bị cáo bị truy tố, ACB không bị thiệt hại. ACB cũng không có đơn yêu cầu các bị cáo phải bồi thường. Đặc biệt luật sư ACB nhấn mạnh, số tiền mà Huyền Như chiếm đoạt 718 tỷ đồng hiện vẫn đang được Vietinbank sở hữu và ACB đang làm đơn để đòi lại số tiền này. Tại tòa, luật sư cho rằng, số tiền 718 tỷ đồng lọt vào tay của Huyền Như là trách nhiệm của Vietinbank.

Đáp lại phần tranh tụng của đại diện ACB, luật sư của Vietinbank, ông Thái Dũng cho rằng, việc ACB để số tiền 718 tỷ đồng lọt vào tay của Huyền Như là trách nhiệm của ACB. Huyền Như đã biết, ACB thực hiện hành vi sai luật các tổ chức tín dụng 2010 rồi đưa ra cái bẫy về lãi suất (trên 14%) rồi cho nhân viên ACB sập bẫy. Việc nhân viên ACB thiếu trách trong quản lý tài sản cũng là nguyên nhân dẫn đến Huyền Như lợi dụng để chiếm đoạt tài sản.

Cũng trong phiên tòa ngày hôm qua, các bị cáo được tự bào chữa cho hành vi của mình. Nguyễn Đức Kiên – tức bầu Kiên được tòa dành nhiều thời gian để tranh luận.

Tại tòa, Nguyễn Đức Kiên cho rằng, mình hoàn toàn vô tội. Việc cáo buộc các tội danh của Kiên như truy tố là mang tính áp đặt.

1 bị cáo Nguyễn Đức Kiên(50 tuổi, nguyên chủ tịch hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB, nguyên phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB): 30 năm tù giam.

2 bị cáo Lê Vũ Kỳ(58 tuổi, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB): 7-8 năm tù giam.

3 bị cáo Trịnh Kim Quang(60 tuổi, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB): 6-7 năm tù giam

4 bị cáo Phạm Trung Cang(60 tuổi, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB): 3 năm tù cho hưởng án treo

5 bị cáo Lý Xuân Hải(49 tuổi, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng ACB): 12-14 năm tù giam

6 bị cáo Huỳnh Quang Tuấn (56 tuổi, nguyên thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng ACB): 3 năm tù cho hưởng án treo.

7 bị cáo Trần Ngọc Thanh (62 tuổi, nguyên giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội): 9-10 năm tù giam.

8 bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (45 tuổi, nguyên kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội): 7-8 năm tù giam.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật