“Bầu” Kiên tự “gỡ tội” cho mình tại Tòa

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chiều ngày 29/5, phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm tiếp tục với phần tự bào chữa của bị cáo, đáng chú ý là phần tự “gỡ tội” của “Bầu” Kiên.
“Bầu” Kiên tự “gỡ tội” cho mình tại Tòa
bị cáo Nguyễn Đức Kiên tại tòa

Mở đầu phần tự bào chữa cho bản thân, Nguyễn Đức Kiên xin HĐXX kiên nhẫn nghe trình bày của mình và nếu trích dẫn có gì sai sót thì xin nhắc nhở. Nguyễn Đức Kiên lại một lần nữa tiếp tục khẳng định mình vô tội.

Không kinh doanh trái phép

Về hành vi Kinh doanh trái phép, Kiên nói: “Tôi không thể tin rằng minh kinh doanh 30 năm nay mà lại bị bắt vì tội kinh doanh trái phép. Tôi không kinh doanh trái phép và không làm ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ của đất nước”. bị cáo cho rằng bản thân chỉ là đại diện góp vốn và đồng sở hữu của B&B, ACI Hà Nội, ACBI chứ không phải là chủ sở hữu của B&B, ACI Hà Nội, ACBI như cơ quan điều tra ghi.

Theo bị cáo Kiên, cơ quan điều tra đã nhầm khái niệm khi kết luận các công ty này không có chức năng kinh doanh tài chính, nhưng mua cổ phần của ngân hàng khác cũng sai vì đây là hoạt động đầu tư không phải hoạt động kinh doanh. Vấn đề này thể hiện ở mục 4, mục 2 Luật Doanh nghiệp và điều 21 Luật Đầu tư. Bên cạnh đó, việc các công ty này phát hành trái phiếu bán cho ACB tạo ra tiền ảo ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ cũng là sai. Các công ty này đã thực hiện đúng việc phát hành trái phiếu bán trái phiếu, thế chấp. Việc làm này đúng quy định và không tạo ra vốn ảo mà là vốn thật để góp vốn vào các ngân hàng nhằm đảm bảo cho các ngân hàng tăng kịp vốn điều lệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trước 2010.

Bị cáo Kiên cho rằng mình bị truy tố vì tội kinh doanh vàng trái phép tại Công ty Thiên Nam là không đủ căn cứ. Bị khẳng định bị cáo chỉ là người đặt lệnh hộ, việc đặt lệnh qua điện thoại được quy định tại khoản 4, tên người đặt lệnh bỏ trống. Nếu xác định là sản phẩm tài chính thì Thiên Nam đã kinh doanh vàng trạng thái, là một sản phẩm phát sinh nên không sai. Dù xác định đây là việc mua bán vàng hàng hóa thì cũng không sai vì Thiên Nam có đăng ký kinh doanh hàng hóa, không phải tất cả các loại vàng đều thuộc phạm vi phải đăng ký kinh doanh có điều kiện.

Bức xúc vì bị truy tố về tội lừa đảo

Liên quan đến cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công ty Thép Hòa Phát, bị cáo Kiên nói: “Đây là tội danh tôi bức xúc nhất. Đây là một nghĩa cử tôi giúp bạn bè, giúp anh Long (Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát), ngoài ra  không có bất kỳ mục đích nào khác. Tôi đã nêu nhiều lần trong hồ sơ nhưng cơ quan cơ quan điều tra không đưa vào nội dung để đánh giá chứng cứ. Ngay tại tòa, anh Long đã thừa nhận 3 nội dung tôi thỏa thuận với anh Long là chính xác, không sai”.

Bị cáo Kiên nêu rõ: Thứ nhất, thỏa thuận của bị cáo với anh Long là thỏa thuận của hai chủ tịch, dù bằng lời nói thì cũng được Pháp Luật công nhận. “Tôi chưa bao giờ từ chối nghĩa vụ thực hiện của tôi cũng như công ty ACBI với Hòa phát. Tôi mong HĐXX cho anh Long nêu ý kiến”, lời bị cáo Kiên.

Thứ hai, về quan điểm của VKS và cáo trạng nêu là ký biên bản HĐQT, Nghị quyết HĐQT là khống,  tôi đồng tình với các luật sư. Tôi khẳng định đây là biên bản thật, không có bất kỳ chữ ký khống nào. Tôi đã thực hiện đúng chức năng của chủ tịch khi điều hành 1 cuộc họp bằng văn bản. Việc này được Pháp Luật thừa nhận, chỉ có cơ quan điều tra  không thừa nhận.

Thứ ba, về việc  ký nháy trên bản hợp đồng, tại các trang khác thiếu chữ ký nháy của tôi, tôi rất cẩn thận với chữ ký của mình. Trước đây pháp chế của Hòa Phát viết rằng không thế chấp, tôi nói không đúng, họ đã sửa lại theo đúng Pháp Luật từng câu từng chữ.

Thứ tư, về nội dung những người có trách nhiệm ở Hòa Phát có biết về việc phong tỏa không. Tôi không tranh luận nhưng tôi chỉ nói tôi đã rất kiên nhẫn chịu đựng nhiều áp lực để không đẩy bạn bè tôi ở Hòa Phát vào vòng lao lý. Nếu tôi không chịu đựng thì có thể anh Dương đã bị bắt giam.

Thứ năm, tại ACBI, tôi là đại diện 70% vốn góp, đại diện cho ACB, anh Thanh đại diện hợp pháp của ACB. Khi đưa ra một quyết định, đòi hỏi phải được sự thông qua của cả 2 người.

Thứ sáu, về việc nhận tiền và sử dụng tiền, anh Thanh đã nói chính xác rằng khi ký chi tiền thì phải nhận được chỉ đạo của tôi bằng văn bản. Tôi đã phê duyệt bản chi tài chính trước khi Hòa Phát chuyển tiền.

Thứ bảy, khi biết về sai sót trong việc thi hành, hành xử của tôi là gì? Tôi đã nhiều lần yêu cầu ACB họp với tôi để làm rõ tài sản thế chấp, không phải một lần.

Ông Kiên đưa ra chứng cứ về việc hành xử của mình là sổ tay ghi chép của bà Lâm về số cổ phiếu làm tròn của Thép Hòa Phát, việc công ty đề nghị thanh lý tài sản thế chấp và bán cổ phiếu này, đánh giá danh mục tài sản thế chấp mới. Theo ông Kiên, điều đó chứng minh ông Kiên không bao giờ có ý định lừa đảo.

Về quan hệ với lãnh đạo tập đoàn Hòa Phát, bị cáo Kiên nói “quan hệ của tôi với anh Long cũng như ban lãnh đạo Hòa Phát không phải một sớm một chiều. Đó là quan hệ đã nhiều năm, từ khi Hòa Phát mới thành lập cho đến khi hùng mạnh như ngày hôm nay. Tôi không thể có ý đồ chiếm đoạt tiền của Hòa Phát. Đây chỉ có thể nhìn nhận là sai sót của anh Hà, sai sót nhỏ của anh Thanh và chị Yến vì đã không cho tôi biết về văn bản đã ký xác nhận của Hòa Phát”.

Không làm trái văn bản pháp quy của Pháp Luật

Trong phần tự bào chữa cho tội danh “trốn thuế” và “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, bị cáo Nguyễn Đức Kiên cũng đưa ra những lý lẽ để khẳng định mình không vi phạm pháp luật.

Về hành vi cố ý làm trái, Kiên chứng minh rằng: Trách nhiệm của bị cáo tại ACB trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau. Cuối năm 2007, bị cáo nhận thấy đã làm việc tại ACB trong một thời gian dài và dành nhiều thời gian cho ACB, cần nhiều thời gian cho cuộc sống riêng nên xin rời khỏi HĐQT và thành lập Hội đồng sáng lập ACB. Việc này được HĐQT ACB thông qua. Hội đồng sáng lập không được đưa ra ý kiến nào khác khi ban điều hành của ACB đưa ra quyết định. Cáo buộc tôi gây áp lực lên lãnh đạo ACB là sai sự thật.

Về cáo buộc trốn thuế của viện Kiểm sát, bị cáo Kiên đưa ra những lý lẽ để khẳng định mình không trốn thuế. Theo bị cáo Kiên, về hành vi Trốn thuế, VKS nêu điều luật nhưng không nêu nội dung điều luật chỉ ra doanh nghiệp sai tại điểm nào của các quy định luật, là sai quy trình tố tụng.

“Nếu VKS chỉ ra được cụ thể, tôi sẽ nhận tội ngay không cần tranh luận. Tôi khẳng định tôi không làm sai bất kỳ quy định, văn bản pháp quy nào của Pháp Luật”, bị cáo Kiên nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật