Bộ ngoại giao công bố clip khẳng định chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tại buổi họp báo chiều nay, Bộ Ngoại giao đã cung cấp cho báo giới quốc tế bộ tài liệu bao gồm cả clip về bằng chứng pháp lý của Việt Nam đối với chủ quyền quần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bộ ngoại giao công bố clip khẳng định chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa
Ảnh minh họa

Mở đầu buổi họp, ông Lê Hải Bình, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết Trung Quốc vẫn duy trì và tăng số tàu ra khu vực đặt giàn khoan trái phép ở vùng biển Việt Nam, nhằm uy hiế‌p lực lượng chấp pháp của Việt Nam. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn đưa ra nhiều luận điệu sai trái về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam. Trước tình hình đó,” Việt Nam kiên quyết  bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền vùng biển của mình bởi chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là thiêng thiêng, bất khả xâm phạm” – ông Bình nói.

Nhấn mạnh hơn nữa, ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm UB Biên giới Quốc gia, khẳng định, việc Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa là của nước này và không có tranh chấp là đi ngược lại với tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc, ý kiến của Đặng Tiểu Bình, ghi lại trong Bị vong lục năm 1988, đăng trên Nhân dân Nhật báo. Để chứng minh cho điều này, ông Hải đã giới thiệu đoạn phim thể hiện chủ quyền của Việt Nam bằng những bằng chứng lịch sử có giá trị pháp lý từ thời nhà Nguyễn. Trong thời kỳ Pháp thuộc, đế quốc Pháp nhân danh nhà nước VN quản lý 2 quần đảo này.

Phó chủ nhiệm UB Biên giới Quốc gia cho biết, Trung Quốc đã công bố rằng trong 57 lô dầu khí, có 7 lô có tranh chấp song điều này là hoàn toàn không có cơ sở. Mọi hoạt động dầu khí của Việt Nam đều nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Quan điểm của Trung Quốc thực chất là để ngang ngược biến khu vực không có tranh chấp trong thềm lục địa của Việt Nam thành vùng có tranh chấp, hiện thực hóa đường lưỡi bò. Việt Nam kiên quyết bác bỏ quan điểm sai trái này.

Lý giải về Công thư 1958 do Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng trao đổi với phía Trung Quốc không đề cập đến chủ quyền lãnh thổ, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh rằng Công thư không đề cập đến chủ quyền lãnh thổ, đương nhiên không có giá trị pháp lý với 2 quần đảo này. Hơn nữa, công thư được đặt ra khi Hoàng Sa, Trường Sa đang thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa theo hiệp định Geneva. Công thư không có giá trị gì với việc công nhận chủ quyền với cái gọi là Tây Sa, Nam Sa theo cách đặt của Trung Quốc.

Trong chuyến thăm tại Philippines mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói Việt Nam sẽ sử dụng pháp lý để xử lý căng thẳng, và được Nhà Trắng ủng hộ. Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại Giao phát biểu tại buổi họp báo: "Chúng tôi cho rằng sử dụng biện pháp pháp lý thì tốt hơn là xung đột. Lãnh đạo nhà nước đã khẳng định, Việt Nam không loại trừ bất cứ biện pháp hòa bình nào để giải quyết. Chúng tôi là cơ quan tư vấn của chính phủ nên cũng chuẩn bị phương án này để sẵn sàng".

Đây là buổi họp báo quốc tế lần thứ 4 về vấn đề Biển Đông do Bộ Ngoại giao tổ chức kể từ khi Trung Quốc đặt dàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển của Việt Nam.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật