Việt Nam kiên trì biện pháp ngoại giao trong căng thẳng Biển Đông

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việt Nam đã đối thoại ở nhiều mức độ với Trung Quốc để phản đối mạnh mẽ việc nước này đưa giàn khoan hạ đặt trái phép trên thềm lục địa Việt Nam, nhưng phía Trung Quốc vẫn điều thêm nhiều tàu và máy bay đến khu vực.
Việt Nam kiên trì biện pháp ngoại giao trong căng thẳng Biển Đông
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm nay thông báo diễn tiến sự việc xung quanh giàn khoan trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Đáp lại sự giao thiệp và thiện chí của Việt Nam, Trung Quốc vẫn điều thêm nhiều tàu và máy bay, ông Bình cho biết.

Theo các cơ quan chức năng Việt Nam, Trung Quốc duy trì sự hiện diện nhiều tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần, máy bay quân sự. "Tính đến hôm nay, trong khi tàu công vụ Việt Nam hết sức kiềm chế, Trung Quốc hung hăng đưa tàu máy bay uy hiế‌p các tàu công vụ Việt Nam đang thực thi hành động bảo vệ chủ quyền bằng vòi rồng, làm hư hại nhiều tàu, làm bị thương nhiều cảnh sát phía Việt Nam", ông Bình nói.

Việt Nam tiếp tục các biện pháp đấu tranh ngoại giao kiên quyết để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng thềm lục địa Việt Nam. Tại hội nghị cấp cao ASEAN tại Myanmar cuối tuần qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài phát biểu quan trọng nhấn mạnh vụ việc. Lần đầu tiên từ năm 1995, các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra tuyên bố về tình hình Biển Đông.

Việt Nam cực lực phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong khu vực nằm sâu thềm lục địa Việt Nam, đây là hành động vi phạm luật quốc tế, nhất là công ước LHQ về luật biển và DOC. Hành động của Trung Quốc làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng an ninh, an toàn tự do hàng hải và hợp tác và phát triển tại khu vực. Việt Nam kiên quyết yêu cầu TQ rút giàn khoan và tàu máy bay ra khỏi biển Việt Nam, không tái diễn hành vi tương tự, đại diện ngoại giao của Việt Nam tái khẳng định.

"Việt Nam xin trân trọng gửi lời cảm ơn các quốc gia, cá nhân lên tiếng phản đối Trung Quốc và ủng hộ yêu cầu hợp pháp của Việt Nam, gửi lời cảm ơn các báo chí trong nước và quốc tế đưa tin khách quan về những hành vi sai trái của Trung Quốc", ông Bình nói.

Ông Lê Hải Bình đã trả lời nhiều câu hỏi của các phóng viên tại cuộc họp báo.

Đề cập đến việc tránh để tinh thần yêu nước bị lợi dụng thành bạo loạn, ông Bình khẳng định "việc thể hiện lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền là việc làm hết sức chính đáng và tự nhiên, tuy nhiên việc thể hiện tình cảm này phải theo đúng quy định của Pháp Luật, phù hợp tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới".

Ông Bình bác bỏ thông tin cho rằng Việt Nam và Philippines kêu gọi các nước ở ASEAN gây sức ép với Trung Quốc, coi đó là những thông tin không có sở, và tái khẳng định sự đoàn kết và quan ngại sâu sắc của các nước ASEAN đối với hòa bình và ổn định ở khu vực. Trên bình diện rộng hơn, ngày 7/5, Việt Nam đã cho lưu hành tại Liên Hợp Quốc công hàm phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan tại vùng biển Việt Nam.

Đề cập đến sự việc xảy ra ở Hà Tĩnh hôm qua, ông Bình dẫn thông tin từ cơ quan chức năng Hà Tĩnh, cho biết ẩu đả do mâu thuẫn của hai nhóm công nhân làm một người bị chết và một số người bị thương. Các cơ quan chức năng đang khẩn trương xác minh vụ việc, bắt những người gây rối và đưa người bị thương đến bệnh viện.

Về mặt thương mại, ông Bình cho hay giao thương ở khu vực biên giới Việt Nam và Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường.

Sau cuộc điện đàm giữa Phó thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, hai nước vẫn tiếp tục liên lạc với nhiều cấp độ, ông Bình cho biết.

"Chúng tôi vẫn sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết. Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, nhưng chúng tôi cũng cho rằng quan hệ hai bên chỉ có thể phát triển tốt đẹp trên cơ sở tôn trọng quyền lợi chính đáng của nhau và thiện chí giải quyết tranh chấp", ông nói.

"Hành động sai trái của Trung Quốc đã làm tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam vẫn cố gắng duy trì các hoạt động hợp tác bình thường vì lợi ích của nhân dân hai nước".

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5475
  1. “Còn thời cơ cho hòa bình thì vẫn kiên định”
  2. Căng thẳng giàn khoan HD981: Có bao nhiêu cuộc điện đàm, tiếp xúc VN-TQ?
  3. Gạc Ma là bàn đạp để TQ lập ADIZ trên Biển Đông?
  4. Trung Quốc vi phạm những gì với hành động ở Biển Đông?
  5. Việt Nam khởi kiện, Trung Quốc sẽ “mất cả chì lẫn chài”
  6. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh: Chủ quyền là thiêng liêng phải kiên quyết bảo vệ
  7. Chiến thuật “lấy thịt đè người” và âm mưu độc chiếm Biển Đông
  8. Xuất hiện tàu chuyển quân Trung Quốc ở khu vực giàn khoan
  9. Chưa có dấu hiệu Trung Quốc sẽ rút giàn khoan
  10. Việt Nam có thể kiện Trung Quốc theo hướng nào?
  11. Nhiều kẻ kích động công nhân trong cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc
  12. Hình ảnh tàu Trung Quốc đeo bám, đâm gãy vụn lan can tàu Việt Nam
  13. Thêm minh chứng chủ quyền Việt Nam ở Hoàng sa
  14. Trung Quốc đang thực hiện âm mưu “độc chiếm" Biển Đông
  15. Điểm danh đội tàu của Việt Nam đang đối mặt với tàu Trung Quốc
  16. Bị tàu Trung Quốc tấn công, ngư dân Quảng Nam vẫn kiên cường bám biển
  17. Người Trung Quốc tự vấn về đường 9 đoạn
  18. Vụ giàn khoan 981: Cộng đồng quốc tế sẽ có phản ứng và đáp trả
  19. Việt Nam nên làm gì sau phun vòi rồng đáp trả tàu Trung Quốc?
  20. 3 cách để khởi kiện ngay Trung Quốc
  21. Indonesia đề nghị thúc đẩy liên lạc Việt-Trung
Video và Bài nổi bật