Học giả Hong Kong: Yêu sách đường lưỡi bò’ không được ủng hộ

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
ần đảo Trường Sa nằm sâu dưới vùng biển phía nam và gần Việt Nam hơn Trung Quốc, vì thế, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này cũng như những đảo khác trong khu vực Bắc Kinh gọi là “đường lưỡi bò” không thuyết phục được người dân thế giới, kể cả người Trung Quốc.
Học giả Hong Kong: Yêu sách đường lưỡi bò’ không được ủng hộ
Phó Giáo sư Mike Rowse.

Phó Giáo sư Mike Rowse (quốc tịch Trung Quốc) ở Đại học Trung văn Hong Kong khẳng định như vậy trong bài viết mới đây trên báo South China Morning Post của Hong Kong.

Quan điểm hiện nay của Bắc Kinh rằng, tất cả khu vực nằm trong cái gọi là “đường 9 đoạn” đều được coi là thuộc chủ quyền Trung Quốc là không thuyết phục về đạo đức, “ngay cả đối với những người yêu nước (người Trung Quốc) và bạn bè”, ông Rowse viết.

Theo ông, vì không ủng hộ “đường lưỡi bò” nên chưa từng có vụ biểu tình phản đối nào của người Trung Quốc trước các lãnh sự quán của các nước liên quan, cũng như chưa từng có chuyến đi nào đến quần đảo này của những người dân quan tâm tình hình.

“Tại sao có rất nhiều nước, bao gồm cả những nước mà Trung Quốc coi là bạn, cương quyết phản đối yêu sách của Trung Quốc như vậy?”, ông Rowse viết.

“Chúng ta tự hào rằng, đất nước ta giờ đã được công nhận là cường quốc. Chúng ta tăng cường sức mạnh quân sự là điều hoàn toàn hợp lý để bảo vệ lợi ích chính đáng trên thế giới và khu vực”, ông Rowse viết.  Nhưng “vấn đề cần đặt ra là: Có thực sự ý định của chúng ta là thực thi các tuyên bố trên tất cả những đảo này bằng sức mạnh quân sự giống như chúng ta từng làm với Hoàng Sa hay không?” ông Rowse nêu câu hỏi.

Theo học giả Rowse, Hong Kong không tham gia các vấn đề đối ngoại của chính quyền trung ương Trung Quốc, nhưng “người dân Hong Kong vẫn quan tâm cách giải quyết những bế tắc hiện nay và khao khát một kết quả hòa bình”.

Trong khi đó, ông Lý Lệnh Hoa, nhà nghiên cứu Trung Quốc về biển và luật biển, vừa kêu gọi qua bài viết trên blog cá nhân rằng, Việt Nam và Trung Quốc nên giữ gìn quan hệ truyền thống, đồng thời đảm bảo duy trì một biển Đông hòa bình và ổn định, xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay.

Trước đó, trong bài phỏng vấn với báo Trung Quốc Global Times, ông Lý Lệnh Hoa thẳng thắn nói rằng, Bắc Kinh cần tuân thủ theo điều 74 và điều 83 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, cần tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5451
  1. Philiippines sẵn sàng đương đầu sự thù địch của Trung Quốc ở Biển Đông
  2. Trung Quốc thừa nhận tấn công tàu Việt Nam
  3. Mang theo ‘4 vết thương’, tàu Cảnh sát biển 2016 trở về an toàn
  4. Tàu Trung Quốc điên cuồng tấn công tàu Việt Nam
  5. Philippines vẫn phạt tù 9 ngư dân Trung Quốc
  6. Đô đốc Mỹ: Trung Quốc phải ngừng thái độ khiêu khích ‘thắng làm vua’
  7. Phẫn nộ hãng tin uy tín Nga xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam
  8. Phó Thủ tướng điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ về Biển Đông
  9. Chuẩn đô đốc Hải quân: Trung Quốc đang thử ý chí Việt Nam
  10. La Viện ngang ngược: ‘TQ sẽ đưa cả trăm giàn khoan ra biển Đông’
  11. Hạ đặt giàn khoan trái phép, Trung Quốc mất nhiều hơn được
  12. Trung Quốc thừa hiểu, cuộc chiến tranh phi lý sẽ gây hậu quả thế nào?
  13. ‘Trung Quốc đang giả câm, giả điếc, các chính sách càng không thật’
  14. Điểm yếu chết người của quân đội Trung Quốc
  15. Tướng Nguyễn Việt Thành: 4 việc cần làm để TQ rút giàn khoan
  16. Ngày mai (20/5), Quốc hội họp về tình hình Biển Đông
  17. Tướng Lê Mã Lương: “TQ không để xảy ra chiến tranh với VN”
  18. TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
  19. Cả trăm người đi đón 2 ngư dân bị đánh trọng thương ở Hoàng Sa
  20. Thêm 2 tàu của Việt Nam bị tấn công trực diện
  21. Cảnh sát biển Việt Nam “vạch mặt” chiêu trò của tàu Trung Quốc!
  22. 2 tàu chiến Trung Quốc gây hấn, 1 tàu kiểm ngư Việt Nam bị đâm thủng mạn
Video và Bài nổi bật