Kiev sẽ tiếp tục ‘chiến dịch chống khủ‌ng b‌ố’ ?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 20.4, nhà ngoại giao Anh Mark Etherington dẫn đầu đoàn giám sát của Tổ chức an ninh hợp tác châu Âu (OSCE) đến Donetsk thương lượng chuyện đầu hàng với phe ly khai thân Nga, dù niềm hy vọng kết thúc nhanh cuộc khủng hoảng rất mong manh.
Kiev sẽ tiếp tục ‘chiến dịch chống khủ‌ng b‌ố’ ?
Ảnh minh họa
Những ngày tới sẽ mang tính quyết định có thể kiềm chế được cuộc bất ổn tại miền đông Ukraina, sau cuộc lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych và chính phủ thân Nga ở Kiev hồi tháng 2.
Ngày 17.4, Mỹ, Nga, EU và Ukraine đã đạt thỏa thuận về những giải pháp nhằm kết thúc tình hình căng thẳng ở miền đông Ukraine, gồm phe ly khai phải hạ vũ khí  và rút khỏi các trụ sở công quyền mà họ đã chiếm ở miền đông Ukraine.  OSCE có nhiệm vụ giám sát hai điều kiện này.
Quân đội Ukraine đủ lực đánh "khủ‌ng b‌ố" ?

Chính phủ Ukraine lâm thời cam kết không tấn công các lực lượng ly khai ở phía đông nước này trong dịp lễ Phục sinh 20.4, nhằm hạ nhiệt cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, Kiev tuyên bố họ sẽ tiếp tục “chiến dịch chống khủ‌ng b‌ố”, nếu phe ly khai không chịu rút khỏi các trụ sở công quyền ở miền đông Ukraine.

Theo Reuters, thực ra chính phủ Ukraine dù tuyên bố mạnh miệng rằng “đã mở chiến dịch”, họ lại đang thiếu quân vốn không được huấn luyện tốt, bị lãnh lương ít nên họ chẳng màng sẵn sàng chiến đấu.

Quân đội Ukraine còn mất ít nhất chục chiếc xe bọc thép vào tay  phe ly khai vũ trang trong tuần qua, trong khi một số quân nhân quyết định bỏ ngũ và nhảy sang phe ly khai.

Thế nên không có không có nhiều dấu hiệu cho thấy quân đội muốn tái chiếm các trụ sở công quyền, đồn cảnh sát cùng các cơ sở chính quyền bị chiếm trong hai tuần qua.  Kiev giải thích họ ít có hành động cụ thể-ngoài việc lập chốt kiểm soát- là vì không muốn gây thương vong cho dân thường.

Igor, một trong các tay súng bịt mặt ở Donestk, nói: “Lệnh ngưng bắn dịp lễ Phục sinh có thể là sự thể hiện thiện chí, hay có thể vì Kiev hoàn toàn bất lực. Nếu họ bất lực, chúng tôi sẽ thắng. Nếu họ sẵn sàng khiêu khích, chúng tôi sẽ sử dụng vũ

lực để đáp trả”.

Mà nếu Kiev mạnh tay và nếu có máu người Nga đổ xuống ở miền đông, rất có thể Nga sẽ dùng biện pháp quân sự để  can thiệp, với lý do bảo vệ người Nga và cộng đồng nói tiếng Nga ở miền đông Ukraina.
Phương Tây và Ukraine  đang lo ngại việc Nga đang có 40.000 quân ở biên giới giáp Ukraine là để chuẩn bị tấn công nước này.  Ông Putin vào ngày 17.4 xác nhận một số quân nhân Nga đã đến Crimea để tước vũ khí của quân đội Ukraine.

Điều này càng làm Mỹ và các đồng minh châu Âu tố cáo “có điệp viên Nga” kích động phe ly khai gây bất ổn ở miền đông Ukraine. Nhưng người phát ngôn của Tổng thống Vladimir Putin trấn an dư luận rằng việc tăng quân ở biên giới giáp Ukraine  là để sẵn sàng ngăn chặn tình hình càng xấu đi ở miền đông có thể lan sang Nga.

Moscow chỉ quan tâm việc bảo vệ biên giới Nga và người nói tiếng Nga không bị đàn áp bởi “bọn phá‌t xí‌t” và những người từng lật đổ Tổng thống  Viktor  Yanukovych hồi tháng 2.

Không thể chặn Nga can thiệp quân sự ?

Theo các nhà phân tích chính trị, NATO chưa thể ngăn Moscow can thiệp vào các nước Liên Xô cũ, vì NATO không thể có hành động quân sự để bảo vệ các nước không phải thành viên tổ chức này.
Các cựu và đương kim quan chức Mỹ nói chỉ có cách duy nhất để gây sức ép với Moscow là trừng phạt và cô lập Nga. Họ nói gây sức ép lên những nhân vật giàu có và quyền thế thân cận Tổng thống  Putin sẽ có thể buộc ông có cách xử lý mang tính hòa giải hơn.
Nhưng họ thừa nhận đó là một “trò chơi mất thời gian”, và họ ngại ép ông Putin nữa chỉ càng khiến ông càng được lòng dân Nga hơn.

Trên hết, Mỹ và các đồng minh châu Âu không thể ngăn chặn việc Moscow quyết tâm tái lập Liên Xô cũ, theo cách đánh giá về ông Putin của các nhà phân tích phương Tây.Họ nói Moscow đã “thẩm thấu” vào các nước láng giềng rất sâu, xây dựng tầm ảnh hưởng trong các lực lượng an ninh, các quan chức chính phủ và chính khách.

Điều đó cho phép Nga có thể gây bất ổn ở các khu vực, như ở phía đông Ukraine, các lực lượng thân Nga đã chiếm các trụ sở công quyền, đòi trưng cầu dân ý để tách khỏi Ukraina và sáp nhập vào Nga. Nga cũng tạo sự hỗn loạn cùng các điều kiện để có cớ đánh chiếm các khu vực ấy.

Chris Donnelly,cựu cố vấn về Nga của NATO nói: “Cái chúng ta thấy ở đây là một dạng thức chiến tranh mới, và là một phần của một chiến lược phối hợp nhuần nhuyễn. Một là chúng ta phải ngăn chặn, hai là để điều đó xảy ra.Cho đến nay, cách phản ứng hoàn toàn không đúng”.

Một cuộc chiến tranh mở rộng ?
Việc Nga sáp nhập Crimea nay đã được xem là chuyện đã rồi, Mỹ và đồng minh bó tay. Nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng trong vài năm tới sẽ tái diễn. Ngày 18.3, trong bài diễn văn sau khi sáp nhập Crimea, ông Putin đã nói rõ: ông sẵn sàng dùng quân sự để bảo đảm quyền lợi của các cộng đồng thiểu số nói tiếng Nga.   Việc Liên Xô sụp đổ đã khiến khoảng 25 triệu người ở các cộng đồng này sống ngoài biên giới Liên bang Nga, tập trung ở Ukraine, Kazakhstan, các nước Trung Á và vùng biển Baltic, cùng các vùng ly khai ở Gruzia và Moldova. Hàng triệu người khác được căn cứ theo hộ chiếu LX cũ là cộng đồng thiểu số Ukraine, Belarus…và dùng tiếng Nga làm ngôn ngữ chính.  Các nước phương Tây hầu như “không có cửa” ngăn chặn Moscow tái thu hồi về Nga 3 vùng  ly khai này vốn đã có quân Nga kiểm soát: Transdniestria (Moldova) và Nam South Ossetia cùng Abkhazia (Gruzia). Cũng sẽ không có ý chí chính trị nào có thể ngăn nổi Nga, nếu họ quyết tâm tái thu hồi nhiều hơn. Các nhà phân tích nói chỉ có “một sợi chỉ đỏ mong manh” duy nhất, là Nga đánh các nước vùng biển Baltic sẽ giúp NATO có cớ “bảo vệ các nước thành viên” để phản công. Khi đó, sẽ là một cuộc chiến tranh mở rộng hơn với NATO và sẽ là cuộc song đấu giữa hai siêu cường hạt nhân Nga-Mỹ.

Một quan chức phương Tây giấu tên, nói: “Chúng ta đang ở một lãnh địa mới.Xét thực tế, phương Tây chẳng thể làm gì để chặn Putin chiếm Ukraine hoặc các nước LX cũ không thuộc NATO, ngoại trừ việc gây sức ép ngoại giao và kinh tế. Ưu tiên hiện nay là ngăn chặn bất kỳ cuộc tiến đánh nào vào NATO”.

Một số nhà phân tích nói thông điệp mạnh nhất mà phương Tây có thể gởi đến Moscow, là mỗi động thái “mở rộng bờ cõi” của Nga sẽ khiến các nước gần quỹ đạo ấy nghiêng về phương Tây.

Điều đó có nghĩa sự hỗ trợ kinh tế nhiều hơn, mời gọi gia nhập EU đối với các nước Liên Xô cũ như Ukraine, Gruzia, Moldova, và có thể đạt được các hợp đồng kinh tế mới với các nước Trung Á.

Ngày 9.4, Reuters cho biết Kazakhstan -một đồng minh tin cậy của Nga đã công khai ủng hộ các động thái của Moscow đối với Ukraine-đang tìm đường khác để xuất khẩu nguồn vàng đen của họ, nếu lệnh cấm vận Nga được siết chặt hơn.
Tuy nhiên, việc xây dựng và ủng hộ các nước này- để khiến họ tách khỏi tầm ảnh hưởng Nga- còn tùy chính phủ các nước này có tìm được sự ổn định hay không. Ukraine  hiện vẫn khủng hoảng chính trị, và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga trên các nước thuộc LX cũ có thể khiến ý tưởng trên là quá lạc quan tếu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật