Bẻ cong đường Trường Chinh: Hà Nội bác lời chuyên gia

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nếu làm đường Trường Chinh thẳng sẽ tăng chi phí giải phóng mặt bằng lên tới gần 200 tỉ đồng.
Bẻ cong đường Trường Chinh: Hà Nội bác lời chuyên gia
Bản đồ tổng thể đường ống kỹ thuật cho thấy, đường Trường Chinh bị cong từ ngõ 150, tức là cong về phía Bắc

Đây là thông tin kết luận của Hà Nội liên quan đến dự án đường Trường Chinh được dư luận quan tâm suốt thời gian qua.

Truyền thông cho hay, ông Nguyễn Thịnh Thành (Chánh văn phòng UBND, người phát ngôn UBND TP Hà Nội), cho biết việc lập, thẩm định và phê duyệt chỉ giới đường đỏ tỷ lệ 1/500 của đường Trường Chinh đã được tiến hành chặt chẽ, công khai, minh bạch đúng quy trình; có sự phối hợp chặt chẽ giữa TP Hà Nội với Bộ Quốc phòng.

Kết luận cũng chỉ rõ dự án đường Trường Chinh đoạn từ Cống Chéo đến hồ Hố Mẻ, tuyến đường được mở rộng chủ yếu về phía nam (phía bắc mở rộng từ mép đường vào 6m, thuộc phần đất của một số cơ quan và gia đình đang quản lý, sử dụng; phía nam mở rộng đủ mặt cắt tuyến đường là 53,5m, thuộc phần đất của quân đội và đất công cộng). Do đó đã tạo ra đường cong kết nối với bán kính R=600 (đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật bán kính tối thiểu R=250).

Nếu tuyến đường đi thẳng thì phải mở rộng đường về phía bắc, tổng diện tích đất thu hồi tăng thêm gần 16.000m2, gồm diện tích thu hồi thêm của 9 cơ quan là hơn 11.700m2, hồ Hố Mẻ là hơn 2.100m2, diện tích thu hồi tăng thêm của các hộ dân là trên 2.200 m2.

"Dự toán kinh phí bồi thường tăng thêm khoảng 193 tỷ đồng, 9 cơ quan phải phá dỡ và cấp đất xây trụ sở mới, thêm 11 hộ phải phá dỡ hết nhà cửa, thêm 7 hộ phải giải phóng mặt bằng. Mặt khác các công trình kiến trúc trên đất cơ bản phải phá dỡ, hồ điều hòa Hố Mẻ bị thu hẹp diện tích ảnh hưởng đến tiêu thoát nước của khu vực", kết luận nêu.

Còn nhớ, trước đó, KTS Nguyễn Quang Minh, nguyên Vụ phó Quy hoạch Kiến trúc (Bộ Xây dựng) đưa ra.

Theo ông Minh. việc "làm cong đường Trường Chinh sẽ tốn thêm cả nghìn tỷ đồng và hàng trăm hộ dân mất nhà".

Ông Minh phân tích, bản đồ quy hoạch chi tiết dự án cho thấy phía bắc đường Trường Chinh có 461 hộ dân và 10 cơ quan, phía nam có 188 hộ và 12 cơ quan, trong đó đất của Quân chủng Phòng không Không quân (PKKQ) chiếm gần 2/3.

Nếu lấy đất về phía nam sẽ giảm được cả nghìn tỷ đồng vì tính trung bình mỗi hộ dân giải tỏa, nhà nước phải trả khoảng 3 tỷ đồng (giá đất hiện tại ở đường Trường Chinh được tính từ 35-40 triệu đồng/m2).

Hơn nữa, trong hầu hết quyết định quy hoạch được Thủ tướng ký và Hà Nội phê duyệt trước đây luôn thể hiện đường Trường Chinh là thẳng và phần lớn đều "mở rộng ra phía nam, chứ không phải về phía bắc như hiện nay vì phía bắc có nhiều hộ dân hơn, thậm chí xây nhiều nhà kiên cố hơn", ông Minh lý giải.

Từng tham gia quy hoạch kiến trúc đô thị nhiều năm, ông Minh cũng cho rằng việc xuất hiện đường cong ở đường Trường Chinh mở rộng là phương án không khả thi.

Trong khi đó phó Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Thịnh nhấn mạnh:  "Phương án nào kinh tế nhất, tốn kém ít nhất cho ngân sách nhà nước, đúng quy hoạch, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì làm".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật