Thỏa thuận Geneva về Ukraine - vẫn còn nhiều hoài nghi

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thỏa thuận này nhận được sự hoan nghênh của các bên liên quan, song hiện vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp.
Thỏa thuận Geneva về Ukraine - vẫn còn nhiều hoài nghi
Tổng thống Obama vẫn hoài nghi về tình hình Ukraine (Ảnh AP)

Kết thúc hội nghị 4 bên tại Geneva, Thụy Sĩ, đại diện Nga, Mỹ Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/4  đã đạt được thỏa thuận xác định những bước đi cụ thể đầu tiên nhằm giảm căng thẳng tại Ukraine.

Cùng ngày, phát biểu với báo chí tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đánh giá, việc các nhà đàm phán đạt được thỏa thuận giải giáp vũ khí của các nhóm đang chiếm giữ các tòa nhà công quyền tại các thành phố miền Đông Ukraine, trao trả tất cả các tòa nhà bị chiếm đóng và ân xá cho những người biểu tình là một bước đi đầy hứa hẹn.

Tổng thống Obama cũng hy vọng khả năng tìm được một giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt khủng hoảng tại Ukraine.

“Dù vẫn chưa có gì là chắc chắn cả, song thỏa thuận đạt được đã cho khả năng triển vọng rằng con đường ngoại giao có thể làm giảm căng thẳng leo thang tại Ukraine và chúng ta cần phải thúc dẩy các nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu về hòa bình và ổn định tại Ukraine, để người dân nước này có thể tự quyết định cuộc sống của mình”, ông Obama tuyên bố.

Tuy nhiên, đạt được thỏa thuận là một chuyện, nhưng liệu thỏa thuận có mang lại kết quả hay không lại là một vấn đề khác.

Một số nhà phân tích, và thậm chí ngay cả các bên tham gia đàm phán cũng tỏ ra thận trọng, nhất là khi bầu không khí hiện nay lại không mấy thuận lợi cho việc giải quyết khủng hoảng.

Tại khu vực, thế đối dầu vẫn diễn ra khá căng thẳng. Song song với đàm phán, quân đội Ukraine vẫn tiếp tục chiến dịch trấn áp người biểu tình ở miền Đông.

Trong khi đó, hàng trăm người biểu tình chống chính quyền lâm thời ở Ukraine ngày 17/4 đã tấn công căn cứ của lực lượng bảo vệ quốc gia ở Marioupol.

Đã có 3 người biểu tình thiệt mạng và 13 người bị thương trong các cuộc đụng độ với cảnh sát. Đây được xem là ngày đẫm máu nhất kể từ khi làn sóng đòi li khai bùng phát tại miền Đông Nam Ukraine cách đây gần 2 tuần.

Trong khi đó, mâu thuẫn giữa Nga và phương Tây liên quan tới khủng hoảng Ukraine cũng không vì thỏa thuận đạt được mà bớt căng thẳng. Song song với đàm phán, Mỹ và các nước phương Tây cũng không quên cảnh báo sẽ gia tăng các lệnh trừng phạt với Nga do những  mâu thuẫn về lập trường liên quan tới Ukraine hiện nay.

Dẫu vậy, việc các bên đạt được thỏa thuận đã là một bước tiến lớn.  Bởi ngay trước đàm phán, các nhà phân tích đều cho rằng, khả năng thành công của đàm phán là rất thấp khi mà các bên có quan điểm quá khác xa nhau.

Vì thế, đây cũng có thể xem là sự khởi động cho những nỗ lực thực sự và mang tính xây dựng  hướng tới một giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật