Bệnh sởi lây lan: “Bộ trưởng Y tế chưa thể hiện hết trách nhiệm“

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Liên quan đến đợt bùng phát bệnh sởi, theo ông Hùng, Bộ trưởng Bộ Y tế nói trách nhiệm công bố dịch thuộc về địa phương là chưa thể hiện hết trách nhiệm của mình.
Bệnh sởi lây lan: “Bộ trưởng Y tế chưa thể hiện hết trách nhiệm“
Ảnh minh họa

LTS: 25 trường hợp t‌ử von‌g trực tiếp do sởi trong tổng số 108 ca t‌ử von‌g do các bệnh lây nhiễm khác liên quan đến sởi (viêm phổi, tiêu chảy, đồng nhiễm cả sởi và các bệnh khác) là những con số khiến nhiều người khi nghe đến phải xót xa. Và điều cũng khiến dư luận quan tâm không kém chính là sự vào cuộc của Bộ trưởng Bộ Y tế cùng các cơ quan chức năng. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Đỗ Mạnh Hùng – Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội về vấn đề này.

PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào phát biểu của Bộ trưởng Bộ Y tế về trách nhiệm trong việc công bố dịch sởi khi có nhiều người mắc bệnh sởi và có đến 108 trẻ em đã t‌ử von‌g do sởi và có liên quan đến sởi?

ĐB Đỗ Mạnh Hùng: Theo tôi, vấn đề bệnh sởi và những hệ quả trực tiếp từ bệnh sởi trong thời gian vừa qua là không thể xem nhẹ bởi có nhiều trẻ em mắc bệnh và một số cháu đã t‌ử von‌g. Đây là vấn đề Bộ Y tế và các cơ quan chức năng, các ngành phải có trách nhiệm để có những biện pháp hiệu quả.

Về trách nhiệm của Bộ Y tế, hôm qua, Bộ trưởng có nói trách nhiệm công bố dịch sởi thuộc về địa phương. Nói như vậy, chả lẽ Bộ Y tế lại không có sự hướng dẫn chỉ đạo về mặt chuyên môn đối với các địa phương hay sao?

Tôi cho rằng, cách nói đó chưa thể hiện hết trách nhiệm của một vị Bộ trưởng. bệnh Sởi không lạ bởi trong nền y học, có nhiều bài thuốc để chữa bệnh này. Và trong dân gian, trong từng gia đình, các dấu hiệu bệnh sởi và các biện pháp điều trị tại nhà theo y học dân tộc và trong việc tự bảo vệ không phải không có.

Chuyến đi thị sát của Bộ trưởng Bộ Y tế sau chuyến kiểm tra của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bị chê là "chậm" (Ảnh: Đình Nam)

PV: Trước thực trạng về bệnh sởi hiện nay, trên các trang mạng xã hội hiện này xuất hiện những thông tin cho rằng Bộ Y tế giấu con số thực và đề nghị Bộ trưởng Y tế từ chức. Thưa ông, trong bối cảnh hiện này, những ý kiến như thế cho thấy điều gì từ dư luận?

ĐB Đỗ Mạnh Hùng: dư luận có quyền của mình nhưng cũng phải thấy rằng ta đã có hệ thống văn bản quy định trách nhiệm của ngành và cấp. Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã nói rằng trách nhiệm đó là của địa phương.

Ở đây, cũng cần làm rõ trách nhiệm của địa phương, nhất là địa phương có bệnh sởi phát triển rộng là Hà Nội. Về phía Bộ Y tế, tôi chỉ muốn nói tới trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo về mặt chuyên môn của Bộ có kịp thời không, có nhạy bén không. Không phải cứ cái gì trách nhiệm của địa phương thì Bộ Y tế không có hướng dẫn, chỉ đạo hay can thiệp.

Còn về ý kiến cho rằng Bộ Y tế có giấu thông tin thì theo tôi là chưa hẳn, bởi cách đặt vấn đề ở đây thì trước hết phải xem là trách nhiệm trong việc theo dõi và dập dịch, thông tin đầy đủ cho người dân biết của địa phương như thế nào.

PV: Ông đánh giá trách nhiệm của Sở Y tế Hà Nội như thế nào trong đợt bùng phát bệnh sởi này?

ĐB Đỗ Mạnh Hùng: Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước như UBND TP. Hà Nội, cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên là Bộ Y tế phải làm rõ trách nhiệm của Sở Y tế Hà Nội trong những việc đó, sớm có thông tin cho dư luận và người dân được biết.

Về đợt bùng phát bệnh sởi vừa rồi, tôi cho rằng trong một điều kiện phát triển y tế như hiện nay, việc để cho bệnh sởi lây lan và có đến nhiều cháu bé chết là điều rất đáng tiếc. Cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan y tế trong việc này.

PV: Còn về ý kiến đề nghị Bộ trưởng Tiến từ chức, ông đánh giá như thế nào?

ĐB Đỗ Mạnh Hùng: Không phải cứ trong trường hợp nào thì cũng đề nghị một cá nhân liên quan phải từ chức. Vấn đề chính hiện nay theo tôi có 3 việc cấp bách.

Thứ nhất, phải có những biện pháp khẩn trương kịp thời hơn trong phòng chống dịch để không có thêm cháu bé nào bị t‌ử von‌g do bệnh sởi nữa và cũng mong rằng không có thêm nhiều cháu bé bị bệnh liên quan đến bệnh sởi trong thời điểm này.

Thứ hai là phải rà soát và kiểm tra khả năng ứng phó và khả năng xử lý các dịch bệnh khác (không riêng gì bệnh sởi) của các cơ sở y tế trên địa bàn để có những xử lý tốt hơn trong việc xử lý dịch bệnh trong thời gian tới.

Thứ ba là xác minh làm rõ trách nhiệm của cấp và ngành trong việc để bệnh sởi lây lan dẫn tới những hậu quả đáng tiếc như báo chí đã thông tin. Trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm, có thể không phải là Bộ trưởng mà là những cán bộ y tế có thẩm quyền ở địa phương nếu làm không hết trách nhiệm thì phải xem họ có đủ khả năng, điều kiện để đáp ứng được yêu cầu của vị trí mà mình đang đảm nhiệm hay không.

Xin trân trọng cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5347
  1. Tiêm sởi: 2 tuần sau trẻ mới miễn dịch
  2. Tâm sự cảm động của điều dưỡng quay cuồng trong bão sởi
  3. Bộ trưởng Tiến: Hà Nội sẽ không thêm ca sởi mới 2 tuần tới
  4. Hà Nội: 100.000 trẻ nguy cơ mắc sởi do chưa tiêm phòng
  5. Có 50% ca tử vong trực tiếp do bệnh sởi là người Hà Nội
  6. Thanh Hóa: Số trẻ mắc sởi có chiều hướng tăng
  7. Thêm 2 trẻ tử vong vì sởi trước chuyến thị sát của Bộ trưởng Bộ Y tế
  8. Không ghi nhận trường hợp tử vong do sởi trong ngày
  9. Lần đầu tiên lý giải được vì sao nhiều trẻ 9 tháng mắc sởi
  10. Ông Lê Văn Cuông: ‘Bộ Y tế đang mắc bệnh chủ quan’
  11. Các Sở Y tế báo cáo hằng ngày tình hình bệnh sởi
  12. Dịch sởi, nóng chỉ đạo, lạnh thực hiện!
  13. Triệu chứng người lớn mắc sởi
  14. Lời khuyên điều trị của chuyên gia khi trẻ mắc sởi
  15. Đợi 3 ngày vẫn chưa được tiêm vacxin sởi
  16. Tuyệt đối không được giấu dịch sởi trong trường học
  17. “Hạt mùi chỉ giúp bệnh sởi mọc nhanh hơn”
  18. Bệnh sởi bùng phát: Cần cách ly, phân loại để tránh lây nhiễm chéo
  19. MC Phan Anh ‘xin’ Bộ trưởng Bộ Y tế làm đơn từ chức sớm
  20. Tính toán gì trên sinh mạng trẻ thơ?
  21. Bổ sung hơn 80 tỷ đồng và 12 máy thở để chống sởi
  22. Bộ Y tế yêu cầu thiết lập khu riêng để điều trị sởi
Video và Bài nổi bật