Phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em - những điều cần biết

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em và nếu để lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
Phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em - những điều cần biết
Ảnh minh họa

Triệu chứng bệnh sởi

Khi trẻ bị sởi sẽ có những triệu chứng của bệnh, vì vậy, các bậc phụ huynh có con nhỏ nên lưu tâm khi thấy con mình có biểu hiện như sau:

- Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ này trẻ có thể sẽ bị sốt nhẹ.

- Thời kỳ khởi phát: Đây là thời kỳ hay lây nhất, kéo dài từ 3 đến 5 ngày với các biểu hiện: Sốt nhẹ hoặc sốt cao 39,5 độ đến 40 độ. Bên cạnh biểu hiện sốt cao, còn kèm theo các triệu chứng khác như co giật, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau khớp. Ngoài ra, còn có triệu chứng chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ, bệnh nhân sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù, hắt hơi, sổ mũi, ho đàm, khàn giọng. Có thể gây viêm thanh quản co rút, nếu có triệu chứng viêm long ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy.

- Thời kỳ phát ban: Các nốt ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 giờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân trong từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh. Ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại. Trong trường hợp nhẹ, ban mọc thưa thớt. Đối với những trường hợp nặng, ban mọc dày đặc cả lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ban xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết đường tiêu hóa.

- Thời kỳ phục hồi: Ban sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt da.

Cách phòng tránh

Hạt mùi gìa có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh sởi

Cách đề phòng tốt nhất là cho trẻ đi tiêm văcxin sởi. Về cuối năm, nên mua nhiều cây mùi già có quả rắn chắc, buộc treo ở đầu nhà, hong gió cho khô giòn, vò lấy hột và lá khô cho vào lọ đậy kín. Đến thời kỳ hay có bệnh sởi thì lấy một nắm nhỏ hạt và lá mùi già cho vào 3 gáo nước đun sôi để gần nguội tắm cho trẻ. Trước khi tắm, nên cho trẻ uống một thìa nước mùi. Cứ cách nửa tháng lại tắm một lần. Cách này có thể đề phòng được bệnh sởi phát sinh, lại sạch sẽ. Nếu cẩn thận thì quần áo của các cháu cũng thỉnh thoảng cho vào nồi nước mùi già để đun sôi.

Đang mùa sởi, nếu trẻ nào có vẻ dấu hiệu mệt mỏi thì các bà mẹ nên lưu ý theo dõi ngay xem có phải bị lên sởi hay không. Nếu thấy trán âm ấm lại có mụn lờ mờ ở dưới da, da mắt, da trán, dá‌ּi tai hơi man mát thì đó là dấu hiệu sắp mọc sởi. Lúc này nên kiêng nước, tránh gió và ủ cho ấm. 
Gần đây, trên các trang mạng xã hội, các bà mẹ hay lan truyền nhau cách phòng và trị sởi từ cây mùi. Tuy nhiên, việc phòng ngừa bằng rau mùi và hạt mùi tốt nhưng chỉ phòng bệnh. Khi trẻ bị sởi tuyệt đối không tắm hạt mùi.

Cách chăm sóc trẻ khi bị sởi

- Thường xuyên rửa mặt, lau miệng cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm.

- Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa.

- Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như kiêng dùng các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cá hoa vàng, cua, tôm càng, tôm nõn, cá diếc, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt,…

- Trong giai đoạn bị bệnh sởi, nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và uống nhiều nước hoa quả. Cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào… sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

- Khi bị sởi, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 6 -8 cốc nước/ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của c‌ơ th‌ể. Không nên uống các loại nước kíc‌h thí‌ch, có ga.

- Nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho trẻ bằng nước muối sin‌ּh l‌ּý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ngày

- Nếu trẻ không bị biến chứng thì tuyệt đối không dùng kháng sinh, chỉ nên dùng B1, vitamin C liều cao. Nếu trẻ bị biến chứng khi liên tục bị sốt thì nên hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để theo dõi và điều trị

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5347
  1. Tiêm sởi: 2 tuần sau trẻ mới miễn dịch
  2. Tâm sự cảm động của điều dưỡng quay cuồng trong bão sởi
  3. Bộ trưởng Tiến: Hà Nội sẽ không thêm ca sởi mới 2 tuần tới
  4. Hà Nội: 100.000 trẻ nguy cơ mắc sởi do chưa tiêm phòng
  5. Có 50% ca tử vong trực tiếp do bệnh sởi là người Hà Nội
  6. Thanh Hóa: Số trẻ mắc sởi có chiều hướng tăng
  7. Thêm 2 trẻ tử vong vì sởi trước chuyến thị sát của Bộ trưởng Bộ Y tế
  8. Không ghi nhận trường hợp tử vong do sởi trong ngày
  9. Lần đầu tiên lý giải được vì sao nhiều trẻ 9 tháng mắc sởi
  10. Ông Lê Văn Cuông: ‘Bộ Y tế đang mắc bệnh chủ quan’
  11. Các Sở Y tế báo cáo hằng ngày tình hình bệnh sởi
  12. Dịch sởi, nóng chỉ đạo, lạnh thực hiện!
  13. Triệu chứng người lớn mắc sởi
  14. Lời khuyên điều trị của chuyên gia khi trẻ mắc sởi
  15. Đợi 3 ngày vẫn chưa được tiêm vacxin sởi
  16. Tuyệt đối không được giấu dịch sởi trong trường học
  17. “Hạt mùi chỉ giúp bệnh sởi mọc nhanh hơn”
  18. Bệnh sởi bùng phát: Cần cách ly, phân loại để tránh lây nhiễm chéo
  19. MC Phan Anh ‘xin’ Bộ trưởng Bộ Y tế làm đơn từ chức sớm
  20. Tính toán gì trên sinh mạng trẻ thơ?
  21. Bổ sung hơn 80 tỷ đồng và 12 máy thở để chống sởi
  22. Bộ Y tế yêu cầu thiết lập khu riêng để điều trị sởi
Video và Bài nổi bật