Thuật ‘bế tinh’ dưới gọc nhìn của y học hiện đại

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Bế tinh” (“giao ban” nhưng không xuấ‌ּt tin‌ּh”) là một trong những bí kíp phò‌ּng th‌ּe nổi bật nhất trong “thuật phòng trung” của người Trung Hoa xưa.
Thuật ‘bế tinh’ dưới gọc nhìn của y học hiện đại
Hình ảnh sa đọa của vua Lê Uy Mục.
Sở dĩ như vậy bởi xuất phát từ hậu cung của Hoàng đế, các bậc y gia đều cho rằng, tinh khí là thứ quý trọng của con người, nếu cứ “xuất” ra bừa bài sẽ tổn hại tới sức khỏe và tuổi thọ của nam giới. Trong khi đó, các đấng quân vương ngày nào cũng phải ghé qua “thăm hỏi” các mỹ nhân đôi lần, bởi thế họ phải học “thuật bế tinh” để thoải mái “ban ơn mưa móc” mà không phải “về hưu” sớm.

Các phương pháp “bế tinh” của người xưa

Trong “Tố Nữ kinh” – cuốn sách về “thuật phòng trung” nổi tiếng đã đề cập ở kỳ trước có hẳn một chương nói về phương pháp “bế tinh” này. Theo đó, khi Hoàng đế hỏi: “Khi “giao ban”, lúc kho‌ái cả‌m lên cực đỉnh, gần “xuất binh” mà cố kìm lại ít lâu để kéo dài cuộc vui thì có hại gì không?”. Tố Nữ đáp rằng: “Không hại mà lợi”. Lý giải của nàng Tố Nữ dựa trên thuật dưỡng sinh của phái thai tức (phái thai tức là môn phái dưỡng sinh rất lâu đời ở Trung Quốc): “Nhả ra, thở ra ít hơn khi hít vào thì khí sẽ tồn tại trong c‌ơ th‌ể. Đó là bí quyết làm cho trẻ mãi không già”. Nguyên tắc hô hấp áp dụng vào “thuật á‌ּi â‌ּn” cũng vậy bởi hai bên có sự giống nhau. Hô hấp là “ái khí”, nghĩa là giữ khí tồn tại lại trong mình. “Thuật á‌ּi â‌ּn” có hành động giữ tinh khí lại trong mình gọi là “bửu tinh ái khí”, nghĩa là coi trọng “cái tinh”, quý “cái khí” của mình. Nguyên tắc “bửu tinh ái khí” chú trọng ở chỗ giữ sao cho tinh khí của mình càng ít xuất ra càng tốt. Mặt khác, y học Trung Hoa xưa cho rằng, máu là một hình dạng khác của tinh khí, nói cách khác khí là sự biến hóa của máu mà thành (người ta thường nói khí huyết). Bảo vệ máu thì phải bảo vệ khí. Tinh là hình thức cao hơn của máu, do đó xuấ‌ּt tin‌ּh đi sẽ làm cho mình mất máu đi. Sẽ bị tổn thọ.

Xuất phát từ quan niệm trên, các y gia phục vụ quân vương xưa rất tích cực trong việc nghiên cứu “thuật bế tinh” để giúp các Hoàng đế vừa hưởng thụ được thú vui “ân ái” vừa không mất đi tinh khí trong người. Các sách về “phòng trung thuật” xưa dạy nam giới “bế tinh” bằng cách tập thở và bấm huyệt hội âm. Trong đó, thở được coi là bí kíp thượng thừa của “bế tinh”. Cảm xúc kíc‌h thí‌ch trong “á‌ּi â‌ּn” làm gia tăng nhịp tim và hơi thở khiến nam giới thở nhanh, thở cạn, cơ lưng và cơ ngực bị co thắt, kết quả là bị thiếu dưỡng khí, cái đầu càng bị kích thích thêm. Mà cái đầu là “cấp trên” đang chỉ đạo “cấp dưới”, trên mà thiếu bình tĩnh dưới sẽ không hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, tập trung kiểm soát hơi thở được cho là cách hay nhất để kiểm soát cảm xúc, mà kiểm soát được cảm xúc là điều kiện để “bế tinh”.

Một phương pháp “bế tinh” khác cũng được nhắc đến nhiều trong “thuật phòng trung” là ấn huyệt hội âm - huyệt nằm giữa hậu môn và tinh hoàn. Theo y học phương Đông, hội âm là nơi hội tụ của tất các kinh âm trong c‌ơ th‌ể, mà âm có nghĩa là mát lạnh, có tác dụng ức chế, kìm hãm cảm xúc. Từ đó, các y gia xưa coi hội âm là huyệt bí mật của đời sống tìn‌ּh dụ‌ּc. Để thực hiện phương pháp “bế tinh”, khi cảm xúc tăng nhanh gần đến ngưỡng chết, nam giới dùng ba ngón tay (trỏ, giữa và áp út) hoặc một ngón giữa ấn sâu vào hội âm vài lần để “kích âm chế dương”, nhờ đó dương khí được điều hòa, năng lượng sản sinh tại túi tinh và “cậ‌ּu nh‌ּỏ” được tản ra dưới xương sống, tạo điều kiện kéo dài cuộc chiến. Ngoài các chiêu thức phức tạp trên, sách Tố Nữ kinh dạy cách “thoát nạn” lúc sắp “thua trận” để tập “bế tinh”. Chiến thuật này gọi là “lui binh, hưu chiến”. Trong lúc á‌ּi â‌ּn, nếu nam giới đã cố gắng dùng phương pháp thở, ấn huyệt hội âm nhưng cảm xúc vẫn không giảm và có cảm giác như sắp “đầu hàng” thì phải “lui binh, hưu chiến” trước khi tình hình quá muộn. Tuy nhiên, không nhất thiết phải “lui” hẳn khỏi “vùng chiến sự”, có thể “lui” một bước nhưng vẫn nằm trong “vùng đất địch”, người nam tạm thời nằm im giây lát, thở ra hơi dài cho đến khi muốn đứt thở mới hít vào vừa phải, rồi thở vài lần như vậy thì cảm xúc, kích thích sẽ dịu lại. Khi thở như vậy, nồng độ CO2 trong máu tăng lên, CO2 là khí có tác dụng ức chế hệ thần kinh giao cảm làm giảm kíc‌h thí‌ch.

Hiểu đúng về “bế tinh”

Danh y Tuệ Tĩnh - người mở đầu nền y dược cổ truyền nước ta cũng đã đưa ra một bí quyết trường thọ rất nổi tiếng liên quan đến việc “bế tinh”. Bí quyết này được tóm tắt trong hai câu rất dễ nhớ sau: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần/Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”. Theo đó, “tinh” tức chất tinh túy được c‌ơ th‌ể chắt lọc từ thức ăn, từ các chất bổ dưỡng nhất. “Tinh” đầy đủ thì sức khỏe khang kiện, tính tình vui vẻ, yêu đời. “Tinh” thiếu thốn thì thường ốm đau, bi quan, buồn chán. “Tinh” bị mất nhiều nhất trong quan hệ vợ chồng, nam nữ. Nam giới thường bị mất mát nhiều hơn nữ giới, nhưng không có nghĩa là nữ giới không bị tổn hại nếu lạm dùng tìn‌ּh dụ‌ּc. Đàn ông thường có tuổi thọ ngắn hơn phụ nữ là do tiêu phí “tinh” quá nhiều. Nhiều người già trước tuổi, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng đến độ đi đứng không vững cũng do sự phí phạm chất tinh túy của c‌ơ th‌ể này. Không chỉ ở Trung Hoa, Việt Nam cũng có những ông vua vì ham mê dụ‌ּc vọn‌ּg quá đà mà yểu mệnh; điển hình của sự phí phạm tinh túy đến nỗi phải nằm trên long sàng là Lê Long Đĩnh, còn được gọi là Lê Ngọa Triều. Hiện nay, cũng có rất nhiều quý ông do có thế lực, do giàu có đã quá lạ‌m dụn‌g tìn‌ּh dụ‌ּc, đưa đến hậu quả tất yếu là giảm sức khỏe, tinh thần suy kiệt, đầu óc mê muội, đời sống bị rút ngắn trong tối tăm, mịt mờ. Vì thế, danh y Tuệ Tĩnh khuyên chúng ta nên học cách “bế tinh”.

Bắt nguồn từ “thuật phòng trung” của người xưa, ngày nay nam giới cũng đua nhau học cách “bế tinh” để trở thành cao thủ trong chuyện “chăn gối”. Tuy nhiên, nhiều người đã hiểu sai khi cho rằng, “bế tinh” là tuyệt đối không được xuấ‌ּt tin‌ּh khi “ân ái”. Các sách “phòng trung thuật” xưa chủ yếu phục vụ hoàng đế, những người thường phải đối mặt với cuộc sống phò‌ּng th‌ּe “thừa thãi” nên khuyên người đàn ông nên kiềm chế việc “nhả đạn” cũng là điều dễ hiểu và khoa học. Chữ “bế tinh” mà danh y Tuệ Tịnh muốn nói đến cũng chỉ có ý khuyên chúng ta nên hạn chế tìn‌ּh dụ‌ּc, không nên hoang phí quá độ. Biết khi nào “tiêu xài” và khi nào nên “lưu trữ”. “Tiêu xài” với ai, “tiêu xài” thế nào là điều luôn luôn phải được nghĩ đến. Đó là chưa nói đến việc, “tiêu xài” không có chọn lọc và cẩn thận sẽ đưa đến bệnh tật nguy hiểm khó trị nữa. Mặt khác, dưới góc nhìn Tây y, xuấ‌ּt tin‌ּh là một quá trình sin‌ּh l‌ּý quan trọng cho sinh hoạt tìn‌ּh dụ‌ּc thêm hài hòa mỹ mãn, nếu lâu ngày không có hiện tượng xuấ‌ּt tin‌ּh, c‌ơ th‌ể sẽ hấp thu lại số tin‌ּh trù‌ּng không sử dụng, giống như điện năng, không thể để dành. Các bác sĩ cho rằng, nam giới không nên kiềm chế xuất binh quá nhiều lần, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cũng không nên quá vô độ, bừa bãi với “chu‌yện ấ‌y”.

Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng, Phòng khám Nam khoa (viện phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng” cũng cho rằng, “bế tinh” là phương pháp chỉ dành cho người già, nam giới lớn tuổi lấy vợ trẻ, không còn vướng bận chuyện sinh còn và tần suất “ân ái” thưa. Vì theo quy luật thông thường khi đã “xuất binh” những người ở độ tuổi này phải mất rất nhiều thời gian để trở lại trạng thái cươ‌ּng cứn‌ּg nên mới cần phải “bế tinh”. Nam giới trẻ tuổi nếu luyện “bế tinh” sẽ dẫn đến những hiệu ứng không tốt. Theo sin‌ּh l‌ּý bình thường đến giai đoạn cao trào phải được “xuất binh” nhưng luyện theo phương pháp này là phải nén nó lại. Việc ứ đọng dịch của nam giới dễ gây nên viêm nhiễm. Vì “tinh binh” nhiều dinh dưỡng sẽ là nguồn thức ăn giúp vi khuẩn sinh sôi phát triển. Việc “bế tinh” cũng dễ xuất hiện những kháng thể kháng “tinh binh” gây nên tình trạng hiếm muộn, chậm con.

“Yêu” vừa sức để được trọn vẹn

GS. Trần Quán Anh (ảnh), Giám đốc Phòng khám đa khoa Nam học và tiết niệu Tâm Anh (Hà Nội) cho biết: “Theo quy luật tự nhiên, â‌ּn á‌ּi lên đến đỉnh cao là phải “xuất binh”, làm ngược lại tự nhiên sẽ không có lợi cho sức khỏe. “Xuất binh” không hề gây tổn hại sức khoẻ, trái lại ở những cuộc “yêu” mà cả hai tự nguyện hai người sẽ đạt được cảm giác thăng hoa, xoá bỏ stress khi yêu đến cao trào. Chỉ những cuộc “yêu” gặp sự cố như xuất tinh sớm, khó cương dương, yêu quá độ... thì mới gây căng thẳng, mệt mỏi. “Xuất binh” là một quá trình tự nhiên, là cao trào của cuộc yêu. Đi ngược lại quy luật tự nhiên sẽ tạo nên sự rối loạn cho công năng tính dục, gây ức chế của đại não, khiến tâm thần hỗn loạn, căng thẳng, không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống á‌ּi â‌ּn. Trong trường hợp muốn giữ gìn sức khỏe trong chuyện “phòng trung”, tốt nhất là nên “yêu” vừa sức để cả hai được vẹn toàn”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật