Táo bón có thể gây ảnh hưởng tới thần kinh

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều bà mẹ phản ánh nghi vấn trẻ ăn sữa, bị táo bón. Chúng tôi có cuộc trao đổi với bác sĩ Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa dinh dưỡng – bệnh viện Nhi TƯ để góp phần giúp các bà mẹ yên tâm.
Táo bón có thể gây ảnh hưởng tới thần kinh
Bác sĩ Lưu Thị Mỹ Thục
Hàm lượng sắt cao gây nên chứng bệnh?
Thưa bác sĩ, trước hết xin bà cho biết bệnh táo bón của trẻ có thể do những nguyên nhân nào?
 

Thứ nhất là do cấu tạo đường ruột. Các em có triệu chứng táo bón có thể do đại tràng dài hơn bình thường, dị dạng về đường ruột. Chất thải tích tụ lâu ngày gây táo bón. Trường hợp này cần phải chữa trị ngay. Ngoài ra, trong các nguyên nhân bệnh lý, cũng có thể do rối loạn nội tiết có nhiều biểu hiện đồng thời, trong đó táo bón là một biểu hiện.

 

Nguyên nhân thứ 2 là do ăn uống. Trẻ có thể uống một số loại sữa nào đó không hợp. Có loại sữa hợp với bé này nhưng không hợp với em bé khác.

 

Trong các nguyên nhân do ăn uống, có thể việc thức ăn đưa vào không đủ, không gây phản xạ đi ngoài được, chất cặn tích tụ cũng gây ra chứng bệnh này.

 

Các bà mẹ đang truyền nhau thông tin gây hoang mang rằng: trẻ ăn sữa của hãng Abbott mắc chứng táo bón. Bà có suy nghĩ gì về việc này?

 

Thực ra việc ăn sữa gây táo bón không phải là hiếm ở trẻ. Nhưng tùy thuộc vào thể trạng của từng bé hợp với từng loại sữa. Có trẻ ăn sữa này bị táo bón, nhưng trẻ khác ăn vào lại không bị sao. Sữa Abbott gây chứng bệnh này có thể do áp lực thẩm thấu cao hơn, sữa đậm đặc hơn và chất thải có thể rắn hơn các trường hợp dùng sữa khác.

 

Các bà mẹ lại cho rằng sữa của Abbott có hàm lượng sắt cao nên gây ra chứng bệnh đó?

 

Tôi so sánh 3 hộp sữa dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi là Dumex, Friso, Abbott. Hàm lượng sắt (mg/100ml sữa) lần lượt là Dumex (0,5), Friso (0,78), Abbott (1,2).

 

Như vậy hàm lượng sắt của Abbott có cao hơn các loại khác. Hàm lượng sắt ở mức độ bình thường ít gây táo bón. Chỉ trong các trường hợp vượt ngưỡng, dùng quá liều hoặc trong điều trị thì mới gây tiêu chảy hoặc táo bón!

 

Làm thế nào để xác định chính xác trẻ bị táo bón do sữa?

 

Trước hết phải xác định trẻ đang trong giai đoạn tuổi nào. Nếu dưới 3 tháng tuổi mà các em đi ngoài 1 lần/ngày là có vấn đề. Nhưng trên 3 tháng lại chấp nhận được bởi còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng nữa. Trẻ đi ngoài ít và không tăng cân là dấu hiệu của chứng bệnh này.

 

Thứ hai là phải xác định các em đang ăn sữa gì. Nếu đang ăn sữa đó bình thường mà chuyển sang sữa khác mà bị táo bón thì có thể nghi ngờ do sữa. Tốt nhất là khi trẻ có biểu hiện, nên đưa đến bác sĩ. Sau khi khám và hỏi kĩ về chế độ dinh dưỡng bác sĩ mới có kết luận chính xác được.

 

Táo bón có thể gây ảnh hưởng tới thần kinh!

 

Trẻ có thể bị táo bón do sữa!?
 

Nhiều bà mẹ tự tìm cách chữa sau khi trẻ ăn sữa và bị táo bón. Mẹ cho trẻ ăn thêm chất xơ, hoa quả nhưng vẫn không hiệu quả là do đâu?

 

Đúng theo nguyên tắc, trong trường hợp bị táo bón thì mình ăn thêm nhiều xơ, chất hoa quả để đi ngoài tốt hơn. Nhưng thực tế còn tùy theo tháng tuổi của em bé. Ví dụ như dưới 6 tháng tuổi hoàn toàn là ăn sữa mẹ hoặc sữa ngoài bổ xung, không thể ăn rau quả hay thứ gì cả. Phải tùy theo lứa tuổi để đưa ra lời khuyên bổ xung dinh dưỡng hợp lý. Tỷ lệ dinh dưỡng theo lứa tuổi là điều rất quan trọng để chữa trị chứng bệnh này hiệu quả.

 

Trung tâm chăm sóc khách hàng của các hãng sữa có phần thờ ơ với nhiều thắc mắc của người tiêu dùng. Các bà mẹ thường lên các diễn đàn trên mạng internet, hoặc tự trao đổi với nhau kinh nghiệm chữa trị cho bé. Việc dùng phương pháp “truyền miệng” này có nên hay không?

 

Bà mẹ trao đổi cho nhau thì nên. Nó sẽ bổ xung thông tin những cái mình thiếu thì người khác có. Nhưng khi trao đổi, tiếp nhận phải chú ý cân nhắc để tìm ra cách đúng nhất, tin cậy có cơ sở khoa học . Không nên mò mẫm tìm cách chữa trị hoặc vội vàng nghe lời khuyên của người khác. Các bà mẹ nên đưa trẻ đi khám là an toàn nhất.

 

Để chứng bệnh này kéo dài gây hệ quả gì?

 

Để kéo dài rất không tốt. Các chất thải lâu ngày trong c‌ơ th‌ể sẽ tích tụ, trong chất thải có một số chất độc sẽ hấp thụ ngược trở lại c‌ơ th‌ể. Ở mức độ ít thì hầu như không có biểu hiện gì. Với mức độ nhiều, chất độc sẽ theo đường máu lên não ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Gây những trạng thái như buồn bực, mệt mỏi, cáu gắt rất rõ ở người lớn. Còn trẻ em sẽ biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc. Những biểu hiện ở trẻ khó nhận ra hơn nhưng bản chất là các chất độc tái hấp thu trở lại c‌ơ th‌ể!.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật