Thanh Hoá: Cầu phao Vồm treo tính mạng người dân

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cầu phao Vồm bắc qua sông Chu nối liền hai xã Thiệu Khánh (TP. Thanh Hoá) và Thiệu Hợp (huyện Thiệu Hoá) đã xuống cấp trầm trọng, thường xuyên xảy ra tai nạn.
Thanh Hoá: Cầu phao Vồm treo tính mạng người dân
Cầu phao Vồm luôn tiềm ẩn những rủi ro.
Cầu già mục nát…
Cầu phao Vồm bắc qua sông Chu có chiều dài hơn 200m xây dựng cách đây đã mấy chục năm (năm 1977). Dù vậy, đến nay nó vẫn phải oằn mình cho mỗi ngày cả ngàn lượt khách qua lại, thông thương nối liền các xã lân cận của huyện Thiệu Hoá. Cầu có chiều rộng chỉ hơn 1m, các phao nổi là các thùng phuy được tận dụng, nâng đỡ các thanh gỗ được liên kết buộc lại với nhau. Tuổi thọ lâu năm, lại đầu tư tu bổ nhỏ giọt, các mối hàn, buộc thép đã hoen rỉ; các thanh gỗ trên mặt cầu nhiều thanh đã mục nát, gãy tạo thành các lỗ thủng rộng. Trong khi đó, hai bên cầu không có tay vịn bảo vệ. Mỗi khi lưu lượng người qua lại giữa hai bên thân cầu chênh lệch, cùng với sức đẩy của dòng nước làm cho cây cầu luôn bị chao đảo, nghiêng ngả dẫn tới những vụ tai nạn đáng tiếc.
Theo bà Lê Thị Hội (70 tuổi) xã Thiệu Hợp, nguy hiểm ai cũng nhận thấy, nhưng để giảm bớt được quãng đường cả chục cây số thì người dân vẫn cố liều để qua cầu. Người dân rất bức xúc khi đi phải đóng phí (xe đạp là 2 nghìn đồng; xe máy là 5 nghìn đồng…), nhưng những người quản lý cầu, chính quyền lại không chịu bỏ tiền tu sửa, không giám sát đảm bảo an toàn.
Ông Nguyễn Thế Lộc, Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Khánh cho biết, cây cầu Vồm có tuổi thọ hơn 30 năm, do hai xã chịu trách nhiệm quản lý, phân chia từ giữa sông. Xã Thiệu Khánh quản lý cung cầu chiều dài hơn 100m, đang được hộ gia đình ông Nguyễn Gia Minh nhận thầu trông coi, giám sát với mức 70 triệu đồng/ năm, trong đó xã trích một phần (khoảng 15 triệu) để đầu tư, tu bổ hàng năm. Cầu Vồm đã xuống cấp nghiêm trọng, thế nhưng số tiền tu bổ hàng năm thì chẳng thấm vào đâu. Năm 2010 đã từng có dự án đầu tư xây dựng cây cầu cứng (cầu bê tông), thế nhưng chẳng hiểu vì lý do gì đến nay vẫn chưa thấy.
Quản lý lỏng lẻo
Năm nào tại cầu Vồm cũng có người gặp nạn rơi xuống sông, nếu may mắn thì được người dân phát hiện cứu được, còn không thì t‌ử von‌g. Trường hợp tai nạn dẫn tới cái chết T.Tâm của sinh viên trường cao đẳng y Thanh Hoá Lê Thị Thuý (sinh năm 1993) vào ngày 11-2 mới đây. Ông Lê Văn Thái (45 tuổi, ở thôn Thắng Long, xã Thiệu Hợp),) nghẹn giọng kể lại buổi trưa định mệnh của cô con gái út. Hôm đó, sau khi ăn cơm trưa xong, Thuý bảo xuống trường có chút việc, 16 giờ chiều sẽ về, thế nhưng đến bữa cơm chiều, gia đình đợi mãi cũng không thấy. Mãi đến 5 ngày sau mới phát hiện th‌i th‌ể của Thuý trôi dạt xuống phía dưới chân cầu Hàm Rồng (Tp. Thanh Hoá).
Thời điểm chúng tôi có mặt tại cầu Vồm là những ngày mưa lê thê, nhếch nhác. Thế nhưng khu vực hai đầu cầu Vồm thuộc quản lý của hai xã không hề có một lực lượng chức năng nào của địa phương giám sát, quản lý. Tại đầu cầu thu‌ộc đị‌a phận xã Thiệu Hợp có treo một tấm bảng "Cầu dành cho người đi bộ, cấm các phương tiện đi trên cầu”, tuy nhiên thực tế thì tấm biển báo trên có cũng như không. Bởi hàng loạt các phương tiện xe máy, xe đạp, người đi bộ, người thồ hàng lai dắt… vẫn liều mạng đi  trên thân cầu chung chiêng, chao đảo. Thậm chí có những điểm nối trên cầu chỉ được bắc bởi 2 tấm ván vênh vẹo không được giằng níu cho khách đi xe lên rất nguy hiểm.
Trao đổi vấn đề này với ông Nguyễn Thế Lộc, Phó Chủ tịch xã Thiệu Khánh ông cho biết: Mặc dù xã đã cấm người dân qua lại không được đi xe trên thân cầu, thế nhưng nói mãi họ không nghe cũng đành chịu!
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật