Mỹ tìm cách thiết lập chế độ bù nhìn tại Syria

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mặc dù Geneva 2 đã cận kề, chưa có dấu hiệu nào cho thấy các bên liên quan sẽ tìm được tiếng nói chung tại hội nghị này.Mỹ vẫn luôn tìm cách lật đổ chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Mỹ tìm cách thiết lập chế độ bù nhìn tại Syria
Cho đến nay, Tổng thống as‌sad vẫn khẳng định sẽ kiên quyết không từ chức (Ảnh: AP)

Ngày 17/1, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã lên tiếng khẳng định rằng, Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ không có chỗ trong tương lai của Syria và Mỹ không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục gia tăng áp lực với Damascus để hiện thực hóa điều này.

Phát biểu trước báo giới, ông Kerry nói: “Không có giải pháp chính trị nào nếu ông as‌sad không chịu thảo luận về 1 quá trình chuyển đổi. Tổng thống as‌sad cũng nên từ bỏ ý nghĩ cho rằng, ông ấy sẽ là 1 phần tương lai của Syria, điều đó sẽ không xảy ra. Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gia tăng sức ép để ông ấy phải thay đổi các toan tính của mình”.

Tuyên bố trên của ông Kerry được đưa ra ngay trước thềm Hội nghị Geneva 2, dự kiến diễn ra ở Montreux vào ngày 22/1 tới đây. Hội nghị này trên lý thuyết là để mở đường cho 1 giải pháp thương lượng nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay ở Syria.

Nga – Mỹ còn nhiều tranh cãi liên quan đến vai trò của Iran tại Geneva 2

Trong tuyên bố của mình, ông Kerry 1 lần nữa tỏ ra hoài nghi về sự có mặt của Iran tại Geneva 2 khi cáo buộc chính sách của Iran có thể gây ra những “hậu quả bất lợi cho tình hình Syria”. Về vấn đề này, Washington và Moscow vẫn còn chưa tìm được tiếng nói chung, khi mà Nga lâu nay vẫn ủng hộ Iran tham dự sự kiện này.

Tuần trước, tại cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga và Ngoại trưởng Mỹ tại Paris, khi ông Lavrov cảnh báo việc loại Iran khỏi Hội nghị Geneva 2 có thể làm hỏng cơ hội có được 1 nghị quyết cho cuộc xung đột ở Syria, ông Kerry đã thẳng thừng đáp trả rằng, giải phải duy nhất có thể chấp nhận được về vấn đề Syria luôn nằm ở trong tay Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ cũng nhắc lại yêu cầu của nước này buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải từ chức và thiết lập 1 chính phủ “quá độ”, trong đó có 1 nửa số ghế được trao cho phe đối lập do Mỹ hậu thuẫn.

Ông Kerry cho rằng, sẽ là “khôn ngoan” khi loại bỏ vai trò của Iran trong tiến trình này, bởi Iran vốn không đồng ý với kế hoạch thiết lập 1 chính phủ chuyển tiếp theo ý tưởng của Mỹ. Điều đó có nghĩa là, chính quyền Mỹ đang cố gắng để trao cho các nhóm chính phủ Syria 1 chiến thắng mà họ đã không thể giành được trên chiến trường.

Theo cáo buộc của Chính phủ Syria, Mỹ, Anh, Pháp, Anh và các đồng minh của họ trong khu vực - Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Saudi Arabia đã hỗ trợ cho các chiến binh chiến đấu trong 1 cuộc chiến nhằm “thay đổi chế độ ở Syria”, dẫn đến hậu quả là hơn 130.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải đi sơ tán.

Chia rẽ sâu sắc trước thềm Geneva 2

Sau cuộc họp với ông Kerry tại hội nghị quốc tế "Những người bạn của Syria" tại Paris (Pháp), lãnh đạo của tổ chức Liên minh Dân tộc Syria (SNC), Ahmad Jarba cho biết, ông rất hài lòng với kế hoạch của Mỹ. Ông Jarba nói: “Chúng ta đều đồng ý rằng, không có tương lai cho ông Bashar al-Assad và gia đình ông ấy ở Syria. Việc ra đi của ông ấy là không thể tránh khỏi”.

Ngoại trưởng Nga - Mỹ đã có những trao đổi thẳng thắn về vấn đề Syria ở Paris ngày 13/1 (Ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, SNC không thể che giấu sự thất vọng của mình. Trước đó, Hội nghị Geneva 2 đã nhiều lần bị trì hoãn do không nhận được sự ủng hộ của phe đối lập. Chỉ khi ngày diễn ra Geneva 2 được ấn định và dưới sức ép mạnh mẽ của Mỹ và Anh, cuối cùng, SNC mới quyết định tham gia vào sự kiện này.

Trên thực tế, các thành viên SNC đã mong muốn tái hiện lại kịch bản giống như những gì từng diễn ra tại Libya, theo đó phương Tây sẽ can thiệp quân sự vào Syria, bắt chính quyền Damascus phải quy phục, tuy nhiên, những gì diễn ra đã không theo ý muốn của họ.

Washington rõ ràng là không có ý định để khởi động 1 cuộc chiến chống lại Syria bởi vì người dân nước này vốn đã quá “chán nản” với cuộc chiến ở Trung Đông. Bên cạnh đó, nền kinh tế Mỹ hiện đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, nếu can thiệp quân sự vào Syria, nước Mỹ sẽ lại phải “oằn mình” gánh các chi phí khổng lồ.

Thỏa thuận về việc tham gia Geneva 2 của các bên liên quan cũng đã cho thấy những chia rẽ sâu sắc trong nội bộ liên minh đối lập. Một số thành viên của liên minh này đã chỉ trích các hành động gần đây của ông Jarba và phương pháp ông này sử dụng để tái tranh cử.

Liên minh Dân tộc Syria được thành lập dưới áp lực của phương Tây để cố gắng có được 1 tổ chức đối lập thống nhất. Tuy nhiên, SNC lại không được sự ủng hộ của các nhóm vũ trang quan trọng đang ngày đêm chiến đấu trên chiến trường.

Về phần mình, Damascus đã gọi những tuyên bố tại hội nghị quốc tế "Những người bạn của Syria" tại Paris (Pháp) là “ảo tưởng, phi thực thế, không logic và không thể chấp nhận được”. Chính quyền Damascus cũng khẳng định rằng, ông as‌sad vẫn giành được sự ủng hộ áp đảo ở Syria và ông có thể là 1 ứng cử viên trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2014 và không có gì có thể ông làm như vậy.

Tháng 7/2013, Bộ trưởng Thông tin Syria Omran Zohbi đã nhấn mạnh rằng, các cuộc đối thoại với phe đối lập có thể dẫn đến sự hình thành 1 chính phủ đoàn kết dân tộc hoặc sự gia tăng số lượng các Bộ trưởng. Tuy nhiên, một chính phủ chuyển tiếp, như những gì đã tồn tại ở Iraq trong thời gian Mỹ chiếm đóng nước này sẽ không thể xảy ra ở Syria.

Mỹ khởi động lại các chuyến hàng viện trợ cho phe nổi dậy

Mới đây, truyền thông Israel dẫn các nguồn tin khu vực cho biết, Mỹ đang cân nhắc khả năng nối lại viện trợ quân sự phi sát thương cho lực lượng đối lập theo đường lối ôn hòa ở Syria.Tháng trước, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã ngừng các chuyến hàng viện trợ sau khi một số thiết bị Mỹ dự định viện cho cho lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA) rơi vào tay Mặt trận Hồi giáo (IF)- một nhóm nổi dậy cực đoan mới nổi và đang ngày càng chứng tỏ là một lực lượng quan trọng trong cuộc chiến chống lại chính quyền Syria. Lực lượng nổi dậy được phương Tây và Mỹ hậu thuẫn ở Syria (Ảnh: PressTV) Khi đó, một quan chức cấp cao của Mỹ giấu tên thừa nhận với tờ New York Times rằng: “không có cách nào để có thểm đảm bảo 100% rằng, số hàng viện trợ không bị rơi vào tay của nhóm Mặt trận Hồi giáo”.Theo các quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ, việc khôi phục cung cấp viện trợ sẽ là thông điệp chứng tỏ sự ủng hộ của Mỹ vào thời điểm khi mà các nhóm đối lập đang đe dọa tẩy chay hội nghị hòa bình về Syria, dự kiến sẽ được tổ chức ở thành phố Montreux của Thụy Sỹ vào ngày 22/1 tới.

Có những ý kiến cho rằng, động thái này của Washington là để cố gắng bắt đầu 1 mối quan hệ với IF. Theo tờ Al-Akhbar, một cuộc họp giữa đại diện chính quyền Mỹ và trung gian của IF đã được tổ chức hôm 18/12/2013 tại Istanbul (Thổ Nhỹ Kỳ). Tờ báo này khẳng định, đó không phải là những nghi ngờ vô căn cứ khi Ngoại trưởng Kerry trước đó chỉ sử dụng những thuật ngữ “vừa phải” và “chừng mực” khi nói về IF.

Tuy nhiên, theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia, việc Mỹ cố gắng xích lại gần hơn với IF sẽ gặp nhiều trở ngại.

Thứ nhất, “đối tác” của Mỹ trong mối quan hệ này dường như không có nhiều thiện chí. Đại sứ Mỹ tại Syria, Robert Ford trong 1 cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al-Arabiya, ngày 18/12 tiết lộ rằng, IF đã từ chối gặp đại diện của chính quyền Mỹ.

Ông Ford nói: “Chúng tôi sẵn sàng đối thoại với họ bởi vì chúng tôi đối thoại với tất cả các bên liên quan và các nhóm chính trị tại Syria. Tuy nhiên, IF đã từ chối đối thoại với chúng tôi mà không đưa ra bất kỳ lý do nào”.

Thứ hai, mối liên hệ giữa IF và Al-Qaeda đang trở nên ngày càng rõ ràng. Mới đây, hôm 17/1, lãnh đạo hàng đầu của IF, đồng thời cũng là một nhân vật hàng đầu trong nhóm phiến quân Ahrar al Sham, Abu Khaled al Suri đã lên tiếng thừa nhận, ông luôn coi mình là 1 thành viên của tổ chức khủ‌ng b‌ố quốc tế Al-Qaeda.

Thứ ba, các nhóm đối lập Syria đang quay sang “cắn xé” lẫn nhau tại các mặt trận quan trọng ở Aleppo, Idlib và Raqqa. Cuộc chiến giữa Quân đội Syria tự do, Mặt trận Al Nusra, nhóm Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria (ISIS), Mặt trận Hồi giáo và các nhóm khác đã làm hơn 1.000 chiến binh thiệt mạng. Theo thống kê, chỉ riêng lữ đoàn Ahrar al Sham, một trong những lữ đoàn có liên kết với IF đã mất hơn 400 chiến binh trong các cuộc xung đột này.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc Mỹ và phương Tây gây sức ép để buộc các lực lượng đối lập tham gia Hội nghị Geneva 2 là nhằm che đậy thất bại của họ trong việc hậu thuẫn cho các nhóm chiến đấu chống lại Tổng thống as‌sad. Việc lực lượng nổi dậy có mặt ở Geneva 2 là không thể thiếu trong kịch bản thiết lập 1 chế độ bù nhìn ở Syria của Mỹ



Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật