Không làm giàu được thì làm phước

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cơn sốt bại liệt đã lấy đi đôi chân khoẻ mạnh của anh Mai Xuân Long – chị Hoàng Thị Hồng Châu, nhưng tình yêu gắn kết họ với nhau, gầy dựng lên ngôi nhà chung tại thị trấn Đinh Văn, Lâm Hà – tỉnh Lâm Đồng.
Không làm giàu được thì làm phước
Anh Mai Xuân Long – chị Hoàng Thị Hồng Châu.

Chiều nào, khoảng đất trống trước ngôi nhà ấy cũng là sân tập của hai vận động viên khuyết tật cùng ba cô công chúa nhỏ, trong đó một là con nuôi.

Khuyết thể xác nhưng thừa ý chí

“Gần 20 năm, tôi mặc cảm, không đi đâu, không tiếp xúc với ai mà chỉ quẩn quanh ở nhà; nhưng rồi anh ấy đã đến và đưa tôi thoát ra khỏi những mặc cảm về bản thân” – chị Châu vừa dứt lời thì anh Long nói tiếp: “Thế mà con gái đầu lòng của vợ chồng chúng tôi học lớp 8 rồi đấy. Thời gian trôi đi nhanh thật”. Chồng sửa xe lăn, vợ nhặt rau chuẩn bị bữa cơm chiều, cùng kể lại câu chu‌yện tìn‌h yêu của họ cho tôi nghe. Bỏ qua những mặc cảm bản thân, những can ngăn từ phía gia đình, chàng trai Xuân Long quyết tâm rời thành phố Đà Lạt xuống Lâm Hà lập gia đình với cô thợ may Hồng Châu. Lúc đầu, gia đình anh Long phản đối bởi bố mẹ lo cả hai đều đi lại khó khăn, lấy nhau về làm gì mà sống. Nhưng rồi, bằng tình yêu thương họ đã vượt qua rào cản từ phía gia đình.

Trước khi quen chị Châu, anh Long là vận động viên giành nhiều huy chương vàng cho thể thao khuyết tật tỉnh Lâm Đồng. Ngưng tham gia một thời gian, năm 2003 anh quyết định quay trở lại với thể thao. Khi đó, anh chị đã có một bé gái. Mọi công việc nặng trong nhà đều do anh làm, sợ đi thi đấu xa vợ ở nhà một mình không thể cáng đáng được nên anh xin cho vợ và con đi theo cổ vũ mình thi đấu. Chỉ là người đi theo, nhưng được sự khích lệ của huấn luyện viên, chị Châu lên sân tập dự bị với các vận động viên khác.

“Dự bị nhưng mà thi đấu thật nha. Tôi cũng run lắm. Nhưng năm đó tôi được hai huy chương vàng và phá kỷ lục Paragames luôn”, chị Châu vừa kể vừa mang tấm huy chương ra ngắm nghía.

Bắt đầu từ mùa giải đó, anh chị đồng hành cùng nhau trên con đường thể thao chuyên nghiệp dành cho người khuyết tật. Cả hai đã mang về hơn 100 huy chương vàng trên các đấu trường trong và ngoài nước.

Gia đình anh chị Long – Châu.

13 lần chuyển nhà vì con

Ngôi nhà của vợ chồng Long – Châu yên bình nép mình sau lưng thị trấn Đinh Văn. Giữa năm 2011, xảy ra một sự kiện lớn trong ngôi nhà này: thêm một thành viên mới. Anh chị không thể nào quên được buổi chiều hôm ấy. Khi biết tin một bé gái sơ sinh bỏ rơi trong bệnh viện, anh chị quyết định nhận bé về nuôi dù đã có hai con. “Vì quá bất ngờ cho nên một người đi đón cháu, một đi mua đồ cho con. Những ngày đầu lo lắng lắm vì không có sữa mẹ, cháu toàn bú bình. Tôi cũng kiêng đúng ba tháng mười ngày, kiêng kỹ hơn cả lúc sinh hai đứa con đầu”, chị Châu kể. Kể từ ngày đưa bé về nuôi, anh chị đã trải qua nhiều thử thách: 13 lần chuyển nhà trọ với lý do tiết kiệm để có tiền mua sữa cho con, để tránh lời ra tiếng vào của hàng xóm. Chị Châu thổ lộ: “Nhiều người nói “vợ chồng khuyết tật, có hai đứa con đẻ rồi lại nhận thêm về làm gì, liệu có lo được cho nó hay lại đánh đập”, nhưng vợ chồng tôi nghĩ mình không làm giàu được thì mình làm phước. Nhiều đêm, tôi cứ ngồi ngắm con ngủ rồi khóc thầm. Vì thương cháu còn quá nhỏ chưa biết gì”. Nghĩ con nào cũng là con, ba đứa con gái đều được anh chị đặt chung một tên Vy, chỉ khác nhau chữ đệm.

Tính đến nay là tròn 31 tháng kể từ ngày con gái út về với gia đình anh chị. Không còn cảnh thức trắng đêm để trông con ngủ. Hôm nay, đứa bé ấy đã biết nói “Con chào ba, con chào mẹ con đi học, tối con lại về với ba với mẹ”. Những câu nói bi bô như món quà mà thượng đế bù đắp cho đôi vợ chồng khuyết tật. Với anh chị, niềm vui mỗi ngày là được thấy ba đứa con chơi đùa cùng nhau trước sân nhà, được một ngày hai lần chở con tới trường. Hình ảnh người cha ngồi xe lăn, bé gái chưa đầy ba tuổi đứng phía sau đi khắp các sân chơi thể thao ở huyện Lâm Hà đã rất đỗi thân quen với người dân Đinh Văn...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật