Trung thu trên khắp miền đất nước

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Rất nhiều cánh tay thương yêu lại hướng về các em bé mồ côi, khuyết tật, lang thang, cơ nhỡ. Ai cũng mong muốn góp phần xoa dịu sự thiệt thòi của các em, mang đến cho các em một tết Trung Thu ấm áp tình người
Trung thu trên khắp miền đất nước
Ảnh minh họa
Hà Nội: Tối 13/9 tại chùa Bồ Đề, nơi nuôi dưỡng gần 100 em bé mồ côi, một chương trình từ thiện mang tên “Trung thu ấm áp tình thương” do đoàn thanh niên Báo Diễn đàn Doanh nghiệp cùng các thành viên www.webtretho.com tổ chức từ 16h - 20h đã được diễn ra với mong muốn được cùng nhau chia sẻ những khó khăn, bất hạnh của các em.
Ngoài chương trình trao quà của những tấm lòng hảo tâm trên khắp cả nước, nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc và trò chơi hấp dẫn dành cho các bé như các trò chơi tập thể, nhảy bao bố, múa sạp, rước đèn ông sao và phá cỗ trông trăng được tổ chức linh đình, tạo không khí ấm cúng cho các em. Các em nhỏ còn được gặp gỡ chị Hằng, được giao lưu với chú Cuội và hơn hết cả là được đón một đêm trung thu ấm áp tình thương như bao đứa trẻ bình thường khác.

* Gia Lai: Mặc dù thời tiết ở Gia Lai không thuận lợi, mưa trên diện rộng,  nhưng chính quyền và ngành chức năng địa phương vẫn tích cực tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho thiếu nhi, vui vẻ, đầm ấm ; hầu hết các hoạt động đều hướng về vùng sâu, vùng xa.


Với tinh thần hướng về vùng sâu, vùng xa; chăm lo cho trẻ em nghèo, trẻ em đặc biệt khó khăn, trong những ngày qua, chính quyền và ngành chức năng của tỉnh Gia Lai đã tổ chức nhiều hoạt động vui Tết Trung thu cho thiếu nhi.


Ban tổ chức đã chia thành 3 cụm điểm, trong đó chọn những địa phương còn khó khăn nhất để tổ chức lễ hội Trung thu cho các em, đó là huyện biên giới Đức Cơ, huyện Kông Chro và huyện vùng xa Krông Pa; mỗi cụm điểm có khoảng 500 em đến từ các huyện lân cận tham dự.    


Sau khi nghe Thư của Chủ tịch nước gửi thiếu niên nhi đồng nhân dịp Tết trung thu, thiếu nhi Gia Lai đã biểu diễn các văn nghệ, múa lân, đánh cồng chiêng, biểu diễn võ thuật cổ truyền, phá cỗ trung thu dưới ánh trăng rằm.

 

Cùng với việc hỗ trợ kinh phí mua bánh kẹo, đèn lồng, tổ chức các hoạt động vui chơi, dịp này UBND tỉnh Gia Lai trích ngân sách để tặng học bổng cho 1.300 học sinh vượt khó học giỏi, mỗi suất trị giá 100 nghìn đồng.


"Quê em ở huyện Mang Yang, em mồ côi mẹ từ nhỏ, được các sơ đưa về nuôi, năm nay em đã lên lớp 7. Hằng năm cứ đến Tết Trung thu chúng em đều được nhận quà và tham gia múa lân, vui lắm", em A Hơm (dân tộc Bana) ở Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, thành phố Pleiku, tâm sự.


Đồng thời với việc tổ chức lễ hội Trung thu tại các cụm điểm ở vùng sâu vùng xa, dịp này Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tỉnh đoàn và một số doanh nghiệp ở địa phương đã hỗ trợ hàng trăm triệu đồng để tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các cơ sở nuôi dạy trẻ em mồ côi, trẻ em tàn tật.

Thừa Thiên Huế: Trung thu cho trẻ em đang nằm viện

Nhân dịp Tết Trung thu 2008, Sở Lao động-TB&XH Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh tổ chức “Đêm hội Trăng rằm” cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với trên 1.000 trẻ em ở các trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi trên địa bàn tham gia.


Các em đã được tham gia lễ hội diều “Ước nguyện trẻ thơ”, rước đèn Trung thu, xem các tiết mục múa lân truyền thống, thả đèn thăng thiên và vào vườn cổ tích phá cỗ với chú cuội, chị Hằng; được tặng quà với tổng trị giá các phần quà gần 60 triệu đồng, do Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh và các nhà hảo tâm hỗ trợ. Ban tổ chức còn trao 250 cái áo len và 53 suất học bổng, trong đó có 32 suất (trị giá 1.800.000 đồng/suất) cho con em các gia đình bị nhiễm chất độc da cam.


Dịp này, Sở Lao động-TB&XH cũng đã phối hợp bệnh viện T.Ư Huế tổ  chức “Vui hội Trung thu” và tặng 250 suất quà cho các cháu đang điều trị tại khoa Nhi và Ngoại tim mạch – lồng ngực. Tại đây, các cháu được xem các hoạt cảnh múa lân và được tham gia các tiết mục văn nghệ.



UBND thành phố cũng tổ chức “Vui hội Trung thu” cho gần 500 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở các trung tâm bảo trợ xã hội và các câu lạc bộ trẻ em đường phố. Các em được tặng quà và tham gia các trò chơi vẽ tranh, xem múa lân, sinh hoạt cộng đồng và phá cổ. Hội Bảo trợ Người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh cũng đã đến thăm, tặng quà cho 250 em ở lớp học tình thương chợ Đông Ba, học sinh khuyết tật ở phường Kim Long, Trường chuyên biệt (TP Huế) và trẻ tàn tật ở huyện A Lưới với tổng trị giá gần 5 triệu đồng. Đặc biệt, ngành Lao động-TB&XH tỉnh đã tổ chức đêm hội Trung thu cho 1.300 trẻ em nghèo thuộc đồng bào dân tộc xã A Ngo (A Lưới); tổ chức tặng vi Tết Trung thu cho trên 80 trẻ em Vân kiều ở hai bản Khe Trăn và Hạ Long, xã Phong Mỹ (Phong Điền).

Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em đang nằm viện

 


* ARTE di‌eM cho 4000 trẻ em nghèo, mồ côi, khuyết tật

Tổ chức tình nguyện quốc tế Solidarités Jeunesses Vietnam (SJ Vietnam) và tổ chức ART VENTURE kết hợp với mạng lưới tình nguyện Châu Âu Thanh niên hành động vì hoà bình (YAP: Youth Action For Peace), mạng lưới phát triển tình nguyện Châu Á- Thái Bình Dương (NVDA: Network of Volunteer Development in Asia) tổ chức một chuỗi các hoạt động Trung thu mang tên ARTE di‌eM (ngày của nghệ thuật) cho gần 4000 trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi và trẻ thiệt thòi.


Năm 2008 là năm đầu tiên ARTE di‌eM được diễn ra ở Châu Á. Mục tiêu của sự kiện này là nhằm tổ chức một lễ hội đặc biệt và đầy ý nghĩa cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương, Trung tâm khát vọng ánh sáng, Trung tâm Vì ngày mai, bệnh viện Nhi Trung Ương, trẻ em sống trên thuyền ven sông Hồng gần cầu Long Biên, trẻ có HIV, trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu, làng Hòa Bình, chùa Bồ Đề, và trung tâm Phúc Tuệ. Nhân dịp này, các em sẽ có cơ hội minh chứng rằng các em không chỉ có thể tham gia một các tích cực vào công cuộc chuẩn bị một lễ hội, mà còn cho ta thấy các em đang nỗ lực vươn lên từ cuộc sống khó khăn với những lo âu cơm áo thường ngày.


Dạy các em hát

Chương trình ARTE di‌eM sẽ kéo dài trong vòng 2 tuần từ ngày 08/09 – 20/09/2008 bao gồm các nội dung: Làm mặt nạ, tặng đèn và bánh Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các em ở làng chài, bãi giữa sông Hồng và các em ở trung tâm Phúc Tuệ sẽ được tập huấn và biểu diễn các hoạt động nghệ thuật: ca múa, khiêu vũ, vẽ tranh và tiêu điểm là vở kịch Hoàng Tử bé – một vở kịch nói về một hành trình đầy khám phá tới những miền đất mới nhằm thúc đẩy hòa bình và tình hữu nghị. Các em được hơn 30 nghệ sỹ đến từ nhiều nơi trên thế giới cùng các tình nguyện viên Việt Nam hướng dẫn.

Làm đèn ông sao cho các em

 

Náo nức chuẩn bị cho chương trình ở Trung tâm bảo trợ xã hội Hải Dương

 


ARTE di‌eM cũng tổ chức chương trình văn hoá nghệ thuật do chính các em có hoàn cảnh đặc biệt biểu diễn vào các ngày: tối 11/09 tại Làng Hoà Bình (nơi nuôi dưỡng trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam), tối 12/09 tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương, chiều 14/09 tại viện Nhi Trung ương và tối 14/09 tại trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu.

Các tình nguyện viên đã mang lại cho các em bé thật nhiều tình cảm tốt đẹp

 

* TP Hồ Chí Minh: Đêm hội lung linh sắc màu

Mỗi dịp rằm tháng Tám, đường Lương Nhữ Học và Phú Định ở quận 5 lại rực lên những sắc màu rực rỡ của đèn ông sao, đèn lồng và nhiều đồ chơi dành cho trẻ con mùa Trung thu. Đây là chợ Trung thu lớn nhất ở thành phố Hồ Chí Minh


Đoạn phố rất ngắn này trở nên đông đúc lạ thường. Những đứa trẻ khu vực xung quanh đó tự đến chơi. Trẻ con từ các quận Trung tâm được cha mẹ, ông bà cho đi mua sắm đồ Trung thu. Những nam thanh nữ tú đi dạo, ngắm nghía  đồ hàng mà nhớ lại tuổi thơ.


Một nét rất hay là nơi đây chỉ bán đồ chơi thủ công có từ lâu đời như đèn lồng hình cá chép, rồng, bướm…, đèn ông sao, đầu lân, trống… Hoàn toàn không có đồ chơi hiện đại đắt tiền, đồ chơi súng ống B.L, đồ kinh dị như ngoài phố Hàng Mã (Hà Nội) vào dịp này.

 

 



Những ánh mắt trong veo như đang lạc vào xứ sở thần tiên. Các bé được ông bà, cha mẹ, anh chị cho đi chơi chợ, đó như là thông lệ hàng năm.

 

 

 

Đến chơi chợ không chỉ có trẻ thơ, những đôi trai gái, bạn bè, những tay săn ảnh thậm chí cả người nước ngoài cũng thích thú tham gia lễ hội đầy mầu sắc của trẻ thơ này.

 

 

 


Nhưng không phải em bé nào cũng được hưởng trọn niềm vui Tết trung thu. Cách đó không xa là nơi một gia đình nghèo tá túc (ảnh trên, bên phải).

   

Đêm trung thu là đêm hội của trẻ thơ. Hãy để nụ cười luôn nở ngay cả trong giấc mơ của bé.

 

* Phố Hàng Mã, chợ Trung thu hay lễ hội giả trang?

Cũng như mọi năm, từ khoảng sau mùng 10 đến hết đêm rằm, đêm nào quanh khu vực phố cổ Hà Nội: đường Hàng Lược, hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Mã… cũng tấp nập người lớn, trẻ em đi chơi Trung thu.


Chợ Trung thu cũng rực rỡ sắc màu, gồm các loại lồng đèn được nhập từ Trung Quốc, đồ trang trí như cánh tiên, mũ, gậy thần. Những đồ chơi truyền thống ngày càng vắng hẳn, hầu như chỉ còn đèn ông sao, trống, tò he...

Phố Hàng Mã mấy đêm nay đều đông chật người

 


Các mặt nạ kinh dị gây phả‌ּn cả‌ּm vẫn được bày bán. Năm nay, rất nhiều thanh, thiếu niên mang các mặt nạ giả trang, đội tóc giả, mặc quần áo phỏng theo phim Harry Potter. Đêm Trung thu ở đây trở nên giống như một lễ hội giả trang hơn là một đêm hội cổ truyền (ảnh dưới).

 

 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật