Cân bằng xuất-nhập khẩu: Tìm giải pháp căn cơ

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những năm qua, xuất - nhập khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước.
Cân bằng xuất-nhập khẩu: Tìm giải pháp căn cơ
Ảnh minh họa

Xuất - nhập khẩu tăng trưởng với nhịp độ bình quân khá cao về kim ngạch, đa dạng và phong phú về mặt hàng; nhập siêu đã cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, nếu không có những chỉ đạo quyết liệt, giải pháp căn cơ thì mục tiêu cân bằng xuất -nhập khẩu vào năm 2020 sẽ khó hoàn thành.

Xuất khẩu tăng thuyết phục

Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt 96,9 tỷ USD tăng 34% so với năm 2010. Năm 2012, XK lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD với kim ngạch 114,6 tỷ USD. Căn cứ vào 9 tháng và chiêm nghiệm quý IV hàng năm, Bộ Công Thương dự báo năm 2013, XK đạt 131 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2012.

Về quy mô xuất khẩu cũng rất ấn tượng. Bình quân kim ngạch XK 3 năm qua gần 20 tỷ USD/ năm. Danh sách các mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD dài thêm và phân cực rõ. Các mặt hàng nhân điều, sắn, sơ sợi chỉ đạt hơn 1 tỷ USD, còn dệt may, điện thoại là hơn 10 tỷ USD. Năm 2011, mặt hàng điện thoại mới đạt 6,8 tỷ USD, sau dệt may và dầu thô, nhưng năm 2012 đã vượt mặt dầu thô, đứng thứ hai sau dệt may. Và 9 tháng năm 2013 mặt hàng này đã đạt 15,1 tỷ USD, bằng 2,2 lần kim ngạch năm 2011, chiếm ngôi đầu của dệt may.

Hoa Kỳ vững vàng ngôi vị thị trường XK số 1 của Việt Nam. Năm 2011 là 16,9 tỷ USD; năm 2012 là 19,5 tỷ USD; bình quân trong 9 tháng là 1,7 tỷ USD/tháng - suýt soát năm 1989.

Cấu trúc XK bám sát định hướng phát triển ngành hàng trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 69,7%- chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng kim ngạch XK và là trụ cột của sự tăng trưởng. Hai nhóm nông - lâm - thủy sản và nhóm nguyên liệu, khoáng sản cộng lại chỉ chiếm 22,7%. Nhóm các mặt hàng khác tuy tỷ trọng vẫn nhỏ nhưng có mức tăng trưởng cao hơn tỷ lệ tăng trưởng chung. Điều này nói lên rằng, có vài mặt hàng đang có sức bật sẵn sàng bổ sung vào đội quân XK chủ lực. Hiện tượng Viamilk XK vào 26 thị trường, liên tục 5 năm (2008- 2012) tăng bình quân 62%/năm, 9 tháng đạt trên 70% hợp đồng cả năm 230 triệu USD là một ví dụ.

Điểm sáng nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu (NK) năm 2011 đạt 106,7 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm 2010. Năm 2012, nhập khẩu đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước. Cũng theo dự báo của Bộ Công Thương trong Báo cáo 9 tháng về XK, NK và nhập siêu cả năm 2013, năm nay NK đạt 131,5 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2012.

Có được thành công trên là do việc điều hành NK bám sát chiến lược chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng; phát triển sản xuất nguyên - nhiên - phụ liệu phục vụ các ngành hàng XK, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt các mặt hàng không khuyến khích NK, góp phần từng bước tạo cân bằng xuất- nhập khẩu một cách tích cực.

Cơ cấu hàng NK tiếp tục được thay đổi phục vụ cho tiến trình công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Nhóm hàng cần NK thực sự là “xương sống” với tỷ trọng theo các năm 2011, năm 2012 và 9 tháng đầu năm lần lượt là: 81,2%; 87,7%; 87,9%. Việc tăng trưởng của nhóm hàng này từ đầu năm đến nay là bằng chứng về sự hồi phục những ngành sản xuất quan trọng cung ứng hàng hóa cho XK và phục vụ dân sinh. Nhóm hàng cần phải kiểm soát NK và nhóm hàng hạn chế NK, tỷ trọng thường dao động từ 4 - 5% . Một số mặt hàng tiêu xài hoang phí, vượt quá mặt bằng của cộng đồng đang giảm dần từng bước.

Cơ cấu hàng nhập khẩu tiếp tục được thay đổi phục vụ tiến trình công nghiệp hóa của đất nước

Nhập siêu có đối trọng

Với một nền kinh tế đang phát triển, nhập siêu là không tránh khỏi. Nhưng do XK duy trì nhịp độ phát triển cao, đa dạng thị trường, quản lý NK chủ động, nên đã có những thị trường mà Việt Nam giữ vị thế xuất siêu, thậm trí xuất siêu cao, “đối trọng” với nhập siêu.

Tình hình nhập siêu thời gian qua đã cải thiện đáng kể. Năm 2011, nhập siêu 9,8 tỷ USD, tỷ lệ là 10%; năm 2012, cân cán cân thương mại đảo chiều bằng xuất siêu 284 triệu USD. Dự báo, năm 2013 chỉ nhập siêu 500 triệu USD.

Hoa Kỳ đứng đầu về XK và cũng đứng đầu về xuất siêu của Việt Nam, với số xuất siêu các năm 2011, 2012 và 9 tháng 2013, lần lượt là: 12,4; 14,8; 12,2 tỷ USD. EU cũng tương tự, chỉ đứng sau thị trường Hoa Kỳ về kim ngạch XK và xuất siêu của Việt Nam.

Nhật Bản vừa sốt sắng giúp đỡ ngành công nghiệp phụ trợ vừa có Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp, làng nghề thủ công mỹ nghệ, hàng trang trí nội thất của Việt Nam tiếp cận thị trường này. Đến năm 2010, Việt Nam còn nhập siêu từ Nhật Bản, nhưng từ 2011 đến nay, Việt Nam liên tục xuất siêu.

Philippines, Indonesia là những bạn hàng lớn, thường xuyên mua gạo của Việt Nam. Với Campuchia, giao thương nhộn nhịp, xúc tiến thương mại thiết thực nên ngày càng có nhiều hàng Việt Nam chất lượng cao tiến sâu vào đất nước Chùa Tháp. Dù dung lượng thị trường nhỏ, nhưng Campuchia lại là một địa chỉ Việt Nam xuất siêu lớn ở châu Á.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật