‘Tôi không cho con gái xem Giọng hát Việt Nhí’

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Tôi sợ con mình bắt chước” “Trước tiên tôi phải nói tôi là một người mẹ bình thường như bao người mẹ khác, 35 tuổi và có 2 con, cháu gái lớn năm nay học lớp 3 và cháu trai nhỏ tuổi hơn gần 3 tuổi.
‘Tôi không cho con gái xem Giọng hát Việt Nhí’
Thu Hà biến thành ca nương với “Trên đỉnh Phù Vân“

Tôi cũng không phải là người mẹ gàn dở đến nỗi cấm con mình không được xem chương trình cháu thích nhưng quả thực, tôi cảm thấy lo sợ trước những bài hát người lớn có trong chương trình “The Voice Kids” và càng về sau, tần suất xuất hiện của các bài hát như thế càng dày đặc.

Trước đây tôi học sư phạm nên đã được học tâm lý trẻ em, tôi hiểu (và lo ngại) ở tuổi con gái  của tôi, cháu có thể học theo và bắt chước những gì diễn ra mà cháu thấy hằng ngày, trên tivi. Tôi không biết bố mẹ cháu Thu Hà trong chương trình Giọng hát Việt Nhí nghĩ gì khi thấy con mình ngồi nhỏ thó trên sân khấu và gằn giọng cái câu “Ta khóc ròng một câu, đâu người ta yêu dấu” hay câu “Vời vợi đất trời phiêu bạt tình si/ Giữa chốn huyền không tìm người trong mộng”?

Xin lỗi, nếu là tôi thì tôi không thể để con gái mình ngồi ngân nga câu đó được. Tôi lo ngại con tôi sẽ bắt chước, nên tôi đã không cho con gái xem chương trình nữa. Các Huấn luyện viên của chương trình vẫn thường dạy các cháu hát bài hát phải nhập tâm, chẳng lẽ bé Thu Hà mới chỉ hơn 10 tuổi đã phải nhập tâm một cách đầy đau đớn trong tình ái như lời bài hát?

“Tôi vẫn cho con mình phát triển năng khiếu”

Cho đến khi đọc được những dòng tâm sự của bố bé Thùy Mai mà báo chí đưa tin, tôi mới viết ra những dòng này bởi tôi càng có thêm lý do để cấm con gái mình không xem chương trình nữa. Đơn vị tổ chức cuộc thi này là một công ty kinh doanh, và không có lý do gì để họ có thể không kiếm lời bất cứ lúc nào, dựa trên sự cực khổ, mệt mỏi và thậm chí là bó‌c lộ‌t các thí sinh nhỏ tuổi và gia đình các cháu. Thông qua những dòng của người bố đó, tôi hiểu điều này.

Nhưng điều tôi đặt ra là liệu vì lý do gì (ngoài việc đâm lao thì phải theo lao) mà cả hai bố con thí sinh đó phải cực khổ theo đuổi cuộc thi trong khi người bố hoàn toàn có thể đưa ra quyết định dứt khoát để con mình chấm dứt cuộc thi ở một thời điểm nào đó?

Nếu đưa lý do là chiều theo niềm đam mê của con thì tôi không đồng ý. Như con gái tôi, năng khiếu nổi trội của cháu là vẽ, tôi cũng cho cháu tham gia các lớp học vẽ từ hai năm nay nên cháu vẽ khá tốt. Cháu có tham gia các cuộc thi vẽ của thiếu nhi ở các CLB, và cũng may trên VTC có một chương trình thi vẽ là “Thi tài cùng họa sĩ Đốm”. Mặc dù cháu muốn vẽ rất nhiều tranh để tăng cơ hội giành giải thưởng và thường xuyên xin tôi cho cháu được vẽ mỗi lúc rảnh rỗi nhưng tôi chỉ cho cháu vẽ tranh mỗi ngày 1 tiếng vào buổi tối.

Chương trình đã vài lần nêu gương các bức tranh của con tôi và cháu cảm thấy rất thích thú. Mặc dù là một hình thức chương trình offline nhưng cuộc thi này cũng kíc‌h thí‌ch rất nhiều năng khiếu và đam mê của các cháu, chứ không nhất thiết phải “vật vã” tham gia những chương trình truyền hình thực tế như bố con bé Thùy Mai.

Nói như thế không có nghĩa là tôi chê “Giọng hát Việt nhí” không hay, chê các cháu hát dở. Tôi hiểu các HLV đã đổ nhiều công sức để trui rèn cho các cháu. Nhưng tôi không thích các cháu phải vật vã thả hồn vào các bài hát người lớn, tôi cũng không thích cách các cháu phải đấu nhau, phải loại nhau. Tôi nghĩ áp lực đó chắc chắn đè nặng lên tâm lý mong manh của các cháu và để lại những dấu ấn khó phai.

Đây là một số chia sẻ dựa trên quan điểm riêng của cá nhân tôi và muốn chia sẻ với mọi người”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật