Sống ở thành phố lớn mà chết vì... mưa (!)

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đây là những nhận định của nhiều bạn đọc đối với các cơ quan hữu quan qua cái chết của sinh viên Đinh Thị Phương Thảo vào tối 8-7 khi bị nước cuốn trôi ở khu vực KTX ĐHQG TP HCM.
Sống ở thành phố lớn mà chết vì... mưa (!)
Với miệng cống quá nhỏ như thế này thì không thể thoát nước khi mưa lớn. Ảnh: Phạm Dũng
dư luận càng bàng hoàng, bức xúc khi được biết đoạn đường qua suối Nhum này đã từng cuốn trôi nhiều người. Ngay sáng 10-7, khi vớt xe của em Thảo, cơ quan chức năng cũng đã tìm thấy thêm 3 chiếc xe máy khác nằm dưới lòng suối. Vậy là bao lâu nay các đơn vị liên quan không có biện pháp nào khắc phục cái “bẫy” chết người này.

Mất mạng vì sự tắc trách

Bạn đọc Nguyễn Thnah Sơn, bức xúc: “Đau lòng quá, tại TP HCM mà bị nước mưa cuốn trôi ư?... Các vị đã làm gì khi bao năm nay cái cống ấy đã cuốn bao nhiêu người nhưng không được sửa chữa. Bây giờ thì một cô sinh viên giỏi vừa tốt nghiệp đại học đã phải chết vì sự tắc trách của các vị”.

Trước trả lời của ông Huỳnh Ngọc Sang, Giám đốc Trung tâm Quản lý đô thị - ĐHQG TP HCM, rằng đơn vị  chỉ đặt cống tạm trên đoạn đường này, bạn đọc Sấm Sét cho rằng điều đó thật khó chấp nhận. “Cho dù chỉ làm đường và cống tạm nhưng nguyên tắc vẫn phải đảm bảo an toàn giao thông. Đặt cống tạm cũng phải tính toán để đủ tiêu thoát nước chứ không thể để nước chảy tràn qua mặt đường khi trời mưa. Cách làm này quá ẩu và đã có người trả giá quá đắt về điều này. Phải nhanh chóng khắc phục, làm lại cống suối Nhum trước dự án cải tạo rạch suối Nhum để chấm dứt những tai nạn đau lòng như thế này” - bạn đọc Sấm Sét đề nghị.

Bạn đọc Nguyễn Quang chỉ rõ những bất cập của con đường “tử thần” này: “Khi chưa có đường này thì mưa to gió lớn gì nước cũng được lưu thông hết. Không biết ông kỹ sư nào thiết kế ra 2 cái cống bé xíu đặt cho có dưới cầu? Nếu làm cống hộp to bằng với lòng suối thì chẳng bao giờ sợ rác cả”.
Bạn đọc Lê Xuân Hậu nói thẳng: “Người ta có thể bỏ ra hơn 200 tỉ đồng để làm nút giao thông ĐHQG TP HCM nhưng lại không thể bỏ ra vài chục triệu đồng để làm rào chắn cho con đường nguy hiểm này, thật hết biết”.

Hãy xử nghiêm để làm gương!

Cái chết của em Thảo không phải là trường hợp cá biệt mà đã có rất nhiều người là nạn nhân của các công trình giao thông kém. Đáng nói là những đơn vị liên quan thường chẳng bị xử lý đến nơi đến chốn nên những cái chết oan ức như trên cứ chực chờ xảy ra.
Sau cái chết T.Tâm của sinh viên Phương Thảo, đơn vị chức năng mới lo lắp
đèn chiếu sáng ở đoạn đường "tử thần" này. Ảnh: Phạm Dũng

Bạn đọc Francesco Dia kiến nghị: “Có quy trách nhiệm hay xử phạt đơn vị nào cũng không xóa đi sự mất mát của gia đình nạn nhân. Trách nhiệm ở đây là phải làm sao để không xảy ra trường hợp tương tự ở khu vực này nói riêng và tất cả các khu vực khác, đó mới là tròn 2 chữ trách nhiệm”. Khắc phục hiện trạng là một việc nhưng phải truy ra ai là người chịu trách nhiệm và xử lý rốt ráo thì mới có thể răn đe những đơn vị khác có trách nhiệm hơn với những công trình thuộc quyền quản lý của mình.

Một bạn đọc cung cấp thêm thông tin: “Trách nhiệm này thuộc về ĐHQG TP HCM. Là người dân sống trong khu vực này, tôi biết rõ vì sao em Thảo thiệt mạng: Đường nối KTX B và Trường Đại học Kinh tế - Luật chưa thông nhưng trường cố đưa các em về ở KTX  B. Để đi lại, các em phải đi qua bãi tha ma và con đường tạm rất nhỏ (khoảng 3 m) và không có rào chắn ở khu vực cống suối Nhum này. Vào đầu năm học, nhiều phụ huynh khi đưa con em đến trường, thấy con đường này đã vội vã kiếm nhà trọ gần trường hoặc ở khu vực khác chứ không dám ở KTX B mặt dù KTX B thừa chỗ ở”...
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật