Phóng sự ảnh: Tôi đi săn cò

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trên cánh đồng, những đàn cò trắng cứ ngày thưa vắng dần. Do những cánh đồng đã trở nên đan xen làng mạc, đã không đủ cho thẳng cánh cò bay? Do ruộng đồng đã dùng nhiều hó‌a chấ‌t, khiến cá tôm chẳng còn? Hay do thú ăn chơi quái gở của con người: thịt cò?
Phóng sự ảnh: Tôi đi săn cò
Ảnh minh họa

Ngày ngày, những tay săn cò thiện nghệ lại đổ ra những cánh đồng, những đầm, vạc... để đi tìm cái cò, cái vạc, cái nông...  Đêm, tôi đi theo đám thợ săn cò.

Theo anh Bình, một tay săn cò hơn hơn 10 năm trong nghề ở Hà Nam, tháng 3 và tháng 8 Âm lịch là hai mùa cò chính trong năm, bây giờ đang vào cuối vụ 'đánh' cò. Thời điểm săn cò vào sáng sớm nhưng từ 1, 2 giờ sáng thanh niên trong làng đã lục tục trở dậy mang đồ nghề lên đường. Hiện nay, từ khắp Bắc Trung, Nam đều có những thợ săn cò.

Đến nơi, Bình đặt bẫy. Bẫy cò chính là những que tre phết loại nhựa Trung Quốc, dài khoảng 40 cm, một đầu cắm xuống đất.

Mỗi tay săn cò đều nuôi ít nhất 3 con cò vỉ (cò mồi). Đó là những con cò già, mắt đã bị khâu bằng chỉ và buộc dây vào đuôi. Cò mồi khi đặt lên chiếc que nhỏ và giật dây, nếu không ngã, mà vỗ tung cánh để dụ đồng loại là cò mồi chuẩn.

Hai chú cò mồi được cắm hai bên ruộng lúa, một con ở giữa bãi que. Điểm giữa của tam giác 3 con cò mồi chính là bãi que dính nhựa. Bình dòng dây buộc từ đuôi 3 chú cò mồi ra xa khoảng 150 mét, chúng tôi hồi hộp ngồi chờ trên bờ mương.

Trong lúc đợi con mồi, chúng tôi ngồi nói chuyện, Bình thỉnh thoảng lại rít thu‌ốc là‌o vặt

Sau đó, lại ngóng từng động tĩnh trên nền trời mới tang tảng sáng

Khi tôi căng mắt trên nền trời vẫn chưa phát hiện ra đàn cò nào thì Bình đã giật dây liên hồi. Ba con cò mồi vỗ tung cánh nhảy lên nhảy xuống, cánh trắng chấp chới trong ánh sáng lờ mờ. Một lát sau một đàn cò bay tới, chúng lượn quanh một vòng, thấy "tín hiệu" của đồng loại vỗ cánh ở dưới nên "yên tâm" sà xuống.

Trong phút chốc, chúng dính bết vào các que nhựa, đàn cò vỗ cánh táo tác, nhưng càng vỗ, cánh lại càng dính chặt. Từ chỗ nấp, Bình lao ra gỡ từng con.

Chiến lợi phẩm từ lần giật dây thứ nhất

Bình cắm lại que bẫy và trở về chỗ nấp, chốc chốc lại giật dây liên hồi

Anh nhanh chóng gỡ que dính bết keo trên lông cò...

buộc cánh...

...và xâu lại mắt cò.

Hửng nắng, khi những lồng cò đã đầy chặt được đưa về nhà, những người phụ nữ đem cò ra chợ bán. Cả dãy xe đạp dựng dọc đường, của nhiều người phụ nữ bán cò như chị.

Cuộc mặc cả huyên náo, giá mỗi con cò bợ từ khoảng 15 nghìn đồng, cò trắng là 20 nghìn, nếu là vạc hay diệc thì giá hàng trăm ngàn đồng một con. Rất nhiều người mua về để thưởng thức. Nhiều nhà hàng cũng làm các thực đơn đặc sản từ cò đến đây mua với số lượng lớn. Vì vậy cò “đánh” được bao nhiêu cũng tiêu thụ hết trong ngày. Khi khách chọn xong, những con cò tội nghiệp sẽ bị vặt lông ngay tại chỗ.

Có đủ các loại cò từ cò bợ, cò trắng, cò ruồi đến vạc, diệc, cả chim ri và sẻ đồng. Nhiều nhất và rẻ nhất là cò bợ, vì loại cò này tạp ăn, dễ đánh, số lượng nhiều. Những con cò bợ lông bụng trắng muốt, lưng phớt màu xám cao ngẳng được buộc thành từng chùm.

Thịt cò có thể chế biến thành nhiều món như cò quay, cò nướng sả ớt, cò xào lăn, cò xáo măng, cò nấu canh rau ngót... Chỉ một lúc, các lồng cò đã được 'giải tỏa' hết. Cả chợ, chỉ còn một chú cò trắng đứng chơ vơ chờ hóa kiếp, nhìn mà cám cảnh "Con cò lội bãi rau xanh/ Đắng cay chịu vậy, than rằng cùng ai".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật