Người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy cháy phải bồi hoàn, bồi thường

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng 21-5, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy.
Người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy cháy phải bồi hoàn, bồi thường
Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC
Luật phòng cháy và chữa cháy (PCCC) có hiệu lực thi hành từ tháng 10-2001. Trải qua hơn 1 thập kỷ triển khai, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về PCCC được nâng cao và đạt nhiều kết quả quan trọng; số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra đã được kiềm chế so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là tỷ lệ số vụ cháy lớn đã giảm nhiều so với trước thời điểm Luật PCCC được ban hành (1%/1,7%). Các lực lượng PCCC đã kịp thời dập tắt trên 28.000 vụ cháy, cứu nạn và hướng dẫn thoát nạn an toàn cho hàng ngàn người trong đám cháy, bảo vệ tài sản trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên qua thời gian, Luật PCCC cũng đã bộc lộ những bất cập cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội mới, như: chưa quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình trong công tác PCCC; chưa quy định chặt chẽ về điều kiện bảo đảm an toàn PCCC đối với các loại hình công trình đặc thù về cháy, nổ nên ở những công trình này vẫn còn xảy ra cháy, nổ, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản.
Một số loại hình công trình đặc thù mới đã và sẽ xuất hiện tại Việt Nam nhưng chưa được quy định trong Luật PCCC, như nhà máy điện hạt nhân, nhà khung thép mái tôn có diện tích lớn (khó khăn cho việc chữa cháy).
Vì vậy dự luật lần này đã được sửa đổi, bổ sung, quy định rõ: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ về PCCC; trong trường hợp do thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy, nổ thì phải bồi hoàn chi phí chữa cháy, nếu gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Pháp Luật.
Chủ hộ gia đình có trách nhiệm trang bị dụng cụ, phương tiện chữa cháy tại chỗ; chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ chữa cháy; phát hiện cháy, báo cháy, tham gia chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy; lực lượng Cảnh sát PCCC có trách nhiệm hướng dẫn, tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.

 


Các lực lượng PCCC đã kịp thời dập tắt có hiệu quả trên 28.000 vụ cháy, cứu nạn và 
hướng dẫn thoát nạn an toàn cho hàng ngàn người (Ảnh minh họa)

Bộ Tư pháp đề nghị cần có quy định lực lượng bảo vệ dân phố tham gia công tác PCCC tại cơ sở. Tuy nhiên, theo Bộ Công an vẫn nên tập trung vào lực lượng dân phòng là chính, đồng thời có bổ sung về chế độ, chính sách. Trên thực tế lực lượng của đội dân phòng và đội PCCC cơ sở là nòng cốt trong phòng trào Toàn dân dân PCCC và giữ vai trò đặc biệt trong công tác PCCC tại chỗ.

Mặc dù các lực lượng này chỉ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm hoặc tự nguyện nhưng trung bình hàng năm cùng với quần chúng nhân dân đã kịp thời tham gia dập tắt khoảng 50% số vụ cháy, các sự cố cháy từ khi mới phát sinh, góp phần ngăn chặn tình hình thiệt hại do cháy, nổ gây ra đang có chiều hướng gia tăng. Hiện cả nước thành lập được 32.284 đội dân phòng (nếu so với yêu cầu quy định chỉ đạt 17%). Nguyên nhân chính là do còn thiếu những quy định cụ thể về kinh phí đầu tư, trang bị phương tiện PCCC cũng như chế độ, chính sách còn chưa thỏa đáng cho lực lượng dân phòng.

Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa đã có báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.

Trong đó đáng chú ý, ủy ban này cho rằng: đối với các khu chung cư, khu đô thị, các cơ sở dịch vụ kinh doanh xăng dầu, chợ cũ và một số công trình văn hóa... được xây dựng và đưa vào sử dụng, khai thác từ trước khi Luật PCCC có hiệu lực. Khu vực này hiện đang là nơi có nguy cơ cháy nổ cao (đặc biệt là các khu đô thị tại các thành phố lớn), nếu áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn luật định thì thậm chí phải đình chỉ hoạt động, trong khi các điều kiện kinh tế chưa cho phép, sẽ gây ra những xáo trộn lớn trong xã hội. Do đó, luật lần này cần có quy định để tạo cơ sở pháp lý cho Chính phủ và chính quyền địa phương ban hành văn bản giải quyết nhu cầu trước mắt trong quản lý nhà nước về PCCC đối với những cơ sở này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật