Gắn thiết bị để theo dõi “xác chết bay“

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các nhà khoa học Mỹ gắn thiết bị phát sóng radio để theo dõi hành vi của những con ong mật bị ruồi kiểm soát não nhưng vẫn có khả năng di chuyển.
Gắn thiết bị để theo dõi “xác chết bay“
Một xác ong mật với thiết bị phát sóng radio trên c‌ơ th‌ể. Ảnh: National Geographic.

Vào mùa sinh sản, ruồi Megaselia scalaris thường đẻ trứng trong c‌ơ th‌ể ong mật. Khi trứng nở thành ấu trùng, ong mật mất khả năng kiểm soát bản thân. Chúng rời tổ vào buổi tối và tụ tập thành đàn gần những nơi phát ra ánh sáng. Sau đó chúng di chuyển liên tục theo vòng tròn trên mặt đất tới khi chúng chết.

“Ấu trùng ruồi kiểm soát não của ong mật và buộc chúng bỏ đàn. Nhưng cũng có thể những con ong rời đàn và t‌ּự sá‌ּt để ruồi không tấn công những con ong khác”, John Hafernik, một nhà nghiên cứu côn trùng của Đại học San Francisco tại Mỹ, nhận xét.

Hafernik tình cờ phát hiện những “xác ong bay” vào năm ngoái, khi ông tìm kiếm những bọ chết để nuôi côn trùng trong phòng thí nghiệm. Sau khi nhặt vài xác ong mật bên dưới cột đèn trong khuôn viên trường đại học, ông thấy ấu trùng ruồi chui ra từ xác ong.

Giờ đây Hafernik cùng các đồng nghiệp gắn những thiết bị phát sóng radio lên c‌ơ th‌ể của khoảng 500 con ong mật bị nhiễm trứng ruồi. Họ cũng gắn thiết bị quét tia laser trong một ống nhỏ - nơi duy nhất mà ong mật có thể chui qua để ra hoặc vào tổ. Nhờ các thiết bị đó mà nhóm nghiên cứu biết thời điểm mà ong rời tổ và những con không quay trở lại.

Nhóm chuyên gia hy vọng họ sẽ tìm ra đáp án cho nhiều câu hỏi. Chẳng hạn, phải chăng lũ ong chỉ bỏ tổ vào buổi tối, khoảng thời gian mà chúng thường không bay ra ngoài. Nếu quả thực ong chỉ rời khỏi đàn vào buổi tối, hành vi này là bằng chứng cho thấy ấu trùng ruồi đã kiểm soát hệ thần kinh của ong.

Những nghiên cứu như thế sẽ giúp giới khoa học hiểu rõ hiện tượng ong bỏ đàn vì một căn bệnh bí ẩn. Hiện tượng đó khiến số lượng ong mật tại Mỹ giảm mạnh trong vài năm qua.

“Chúng tôi nghi ngờ ấu trùng ruồi ký sinh trong c‌ơ th‌ể ong là thủ phạm khiến ong bỏ đàn. Nghiên cứu của chúng tôi có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn hành vi bỏ đàn của ong”, Hafernik nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật