M‌a tú‌y và tội ác: “Bóng ma” thế hệ mới

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không khiến con nghiện vật vã vì đói thuốc, m‌a tú‌y tổng hợp lại âm thầm hủy hoại họ bằng sự phụ thuộc về mặt tâm lý và nguy cơ gây bệnh tâm thần rất cao.
M‌a tú‌y và tội ác: “Bóng ma” thế hệ mới
Một người bị tâm thần do dùng m‌a tú‌y đến khám tại bệnh viện Tâm thần TPHCM
Theo thống kê từ đầu tháng 3-2012 đến ngày 21-6 của Khoa Nội trú, nơi lưu giữ những bệnh nhân nặng nhất của bệnh viện (BV) Tâm thần TPHCM, có đến 10,2% người nhập viện vì các vấn đề tâm thần liên quan đến m‌a tú‌y. Bác sĩ (BS) Vũ Đình Vương, Trưởng Khoa Nội trú BV Tâm thần TPHCM, cho biết bệnh nhân dạng này chủ yếu là nam giới tuổi từ 16 đến 30, bị tâm thần do sử dụng các chất m‌a tú‌y tổng hợp, nhiều nhất là “hàng đá”. “Các loại ma túy tổng hợp rất nguy hiểm cho hệ thần kinh, có khi chỉ cần dùng một vài lần là đã dẫn đến rối loạn tâm thần” - ông lo ngại.

Ảo thanh và hoang tưởng bị hại

Theo thạc sĩ - BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần TPHCM, đặc điểm chung của các loại m‌a tú‌y tổng hợp là gây ảo giác mạnh, dẫn đến các vấn đề về tâm thần, gặp nhiều nhất là ảo thanh và hoang tưởng bị hại. Vì ảo thanh và sự hoang tưởng này, nhiều con nghiện luôn ám ảnh có người sắp hại, sắp giết mình hay có tiếng nói đe dọa, xúi giục mình. Điều đó trở thành nguyên nhân của nhiều vụ án giết người, cố ý gây thương tích… do người tâm thần vì sử dụng m‌a tú‌y gây nên.

BS Trần Đình Phương, giám định viên Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần TPHCM, giải thích: “Khi đang sử dụng hoặc trong khoảng 48 giờ sau đó, người nghiện các chất m‌a tú‌y như amphetamin, cocain và những loại m‌a tú‌y tổng hợp khác sẽ gặp phải trạng thái loạn thần kinh. Họ sẽ có các hình thức, phương thức biểu hiện hành vi bất thường, thể hiện sự biến đổi nhân cách. Sử dụng lâu ngày, các triệu chứng như hồi hộp, lo sợ, đau đầu, mất ngủ, giảm tập trung chú ý, cảm xúc thờ ơ, học tập và làm việc giảm, tư duy kém linh hoạt, dễ nổi nóng, mất tự tin, mặc cảm… sẽ xuất hiện và nặng dần, sau đó là rối loạn tâm thần”.

BS Quang phân tích: Các loại m‌a tú‌y tổng hợp phổ biến ngày nay như: Ketamin (đá khe), một số thu‌ốc lắ‌c thuộc nhóm Methyl-Dioxy-Methamphetamin, Methamphetamin (hàng đá), LSD (bùa lưỡi)… đều có cơ chế chung là làm tác động đến hệ thần kinh trung ương, “cộng hưởng” với không gian sôi động ở quán bar, sàn nhảy khiến người dùng cảm thấy rất hưng phấn, muốn nhảy, muốn hòa với nhạc và gặp cơn ảo giác cấp. Về lâu dài, lạ‌m dụn‌g chất kíc‌h thí‌ch sẽ gây ra một số rối loạn thần kinh và cả các vấn đề thực thể như rối loạn nhịp tim, nước, điện giải, suy gan, thận, tim…

Đủ kiểu biến tướng

Cũng như heroin - từ một chất được nghiên cứu để làm “thuốc tiên” giảm đau trở thành “cái chết trắng” - nhiều loại m‌a tú‌y tổng hợp vốn bắt nguồn từ những thứ thuốc phục vụ trị bệnh và các mục đích lành mạnh khác.

“Amphetamin, “thu‌ốc lắ‌c” ban đầu là thứ thuốc được Hitler đặt hàng để sử dụng cho quân đội, giúp quân lính canh giữ ngày đêm mà không buồn ngủ, mỏi mệt. Sau này, Amphetamin cũng được các bác sĩ tâm thần chỉ định trong điều trị chứng ngủ rũ nhưng cũng hạn chế và không thường xuyên. Nó cũng từng bị sinh viên lạ‌m dụn‌g trong các kỳ thi cách đây nhiều năm vì chất này khiến cho người dùng hưng phấn, tăng trí nhớ. Ngày nay, “dân chơi” mang Amphetamin vào quán bar, sàn nhảy, mượn rượu, tiếng nhạc và không gian để biến nó thành thứ “thu‌ốc lắ‌c” nguy hại”. Thạc sĩ - BS Nguyễn Thị Hồng Thương, giám định viên Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần TPHCM, cho biết.

Trong khi đó, BS Đoàn Phú Bình, Khoa Nội trú BV Tâm thần TPHCM, cảnh báo một chất gây ảo giác nguy hại khác, không phải là m‌a tú‌y mà là… keo con chó. “Tôi đã và đang điều trị cho nhiều ca nghiện hít keo này. Người dùng là những đứa trẻ đang còn là học sinh phổ thông. Không có tiền phê thuốc, chúng nghe lời bạn bè mua keo này về hít. Trong loại keo này có rất nhiều hó‌a chấ‌t độc hại và nguy cơ tâm thần, ngộ độc vì nó còn cao hơn nhiều loại m‌a tú‌y tổng hợp. Sau 1-2 tuần sử dụng, trẻ thường bị cơn ảo giác, rối loạn hành vi, mất ngủ, bỏ học… Đây còn là một chất dễ khiến người nghiện lệ thuộc nhưng khó điều trị” - BS Bình băn khoăn.

Ngay cả những loại thuốc điều trị bệnh tâm thần như thuốc an thần Lexomil, Seduxen, thuốc chống trầm cảm Amitriptyline… nhiều khi cũng bị lạ‌m dụn‌g và dẫn đến các trường hợp nghiện tân dược. “Thông thường, người ta mua các loại thuốc này không theo chỉ định để tự trị các chứng rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ… Không theo toa, không dừng đúng lúc, họ dần bị lệ thuộc và thậm chí bị tâm thần do lạ‌m dụn‌g thuốc. Thuốc trị bệnh tâm thần vốn được bán rất hạn chế, nhiều loại có tác dụng phụ, có thể gây nghiện” - BS Quang khuyến cáo.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật