Huân chương Chiến thắng của Liên Xô

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Huân chương Chiến thắng là huân chương cao quý nhà nước Liên Xô dành tặng cho các chỉ huy cấp cao nhất của Hồng quân trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Huân chương Chiến thắng của Liên Xô
Huân chương Chiến thắng của nhà nước Liên Xô.

Ngày 8/11/1943, Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao đã phê duyệt huân chương Chiến thắng cùng với huân chương Vinh quang dành thưởng cho các quân nhân có thành tích lớn trong cuộc chiến chống phá‌t xí‌t.

Ngày 18/8/1944, Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao phê duyệt mẫu và mô tả dải băng của huân chương Chiến thắng, cũng như quy định đeo cuống cùng dải băng huân chương.

Huân chương Chiến thắng được làm với platin 47gr, vàng 2gr, bạc 19gr, rubi 25 carat và kim cương 16 carat. Khoảng cách giữa các đỉnh ngôi sao đối diện nhau 72cm.

Quá trình tặng thưởng

Huân chương Chiến thắng được tặng thưởng lần đầu ngày 10/4/1944 và lần cuối cùng vào ngày 9/9/1945.

Ngoài tặng thưởng huân chương cho các quân nhân Xô Viết, Huân chương Chiến thắng được tặng cho các tư lệnh Quân đội các nước đồng minh Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Ngày 5/6/1945, chính quyền Liên Xô đã ra sắc lệnh tặng thưởng Huân chương Chiến thắng cho tướng Mỹ Dwight D. Eisenhower và Thống tướng nước Anh Bernad Montgomery vì “những thành tích kiệt xuất trong việc tiến hành các chiến dịch quân sự quy mô lớn mà kết quả là đã giành được chiến thắng của các dân tộc đã đoàn kết lại đối với nước Đức phá‌t xí‌t”.

Ngày 6/7/1945, chính quyền Liên Xô quyết định tặng Huân chương Chiến thắng cho nhà vua Romania Mihai I vì “hành động dũng cảm kiên quyết thay đổi chính sách của Romania cắt đứt quan hệ với nước Đức phá‌t xí‌t và liên minh với các dân tộc đã đoàn kết lại vào thời điểm mà thất bại của nước Đức chưa rõ ràng”

Ngày 9/8/1945, Liên Xô tặng huân chương cho Nguyên soái Ba Lan Michael Rola-Zhimersky vì “những thành tích kiệt xuất trong sự nghiệp tổ chức các lực lượng vũ trang Ba Lan và tiến hành thắng lợi các chiến dịch của Quân đội Ba Lan trong các trận chiến đấu quyết định chống kẻ thù chung- nước Đức phá‌t xí‌t”. 

Người nước ngoài cuối cùng được tặng thưởng huân chương là Nguyên soái Nam Tư Josip Broz Tito vì “những thành tích kiệt xuất trong việc tiến hành các chiến dịch quy mô lớn giúp cho việc giành thắng lợi của các dân tộc đã đoàn kết lại đối với nước Đức phá‌t xí‌t” vào ngày 9/9/1945.

Tổng cộng, 20 huân chương cao quý này đã tặng cho 17 người, trong đó 3 người được tặng hai lần và một người bị tước sau khi mất (*).

Tổng bí thư Leonid Brezhnev.

Lần tặng thưởng cuối cùng

Đáng lý lần tặng thưởng Huân chương Chiến thắng lần cuối cùng vào ngày 9/9/1945, nhưng ngày 20/2/1978, Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao ra sắc lệnh thưởng Huân chương Chiến thắng cho Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộn‌g sả‌n Liên Xô – Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Nguyên soái Leonid Brezhnev.

Điều này được cho là không phù hợp với lời văn về loại huân chương. Tuy nhiên, lý lẽ được đưa ra là Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao thường không tuân thủ quy chế tặng thưởng huân chương ngay khi còn trong chiến tranh.

Khi đó, đã có những trường hợp thưởng huân chương cho người không giữ cương vị tướng lĩnh ngoài Hồng quân (những người nước ngoài được thưởng huân chương) hoặc thưởng huân chương chỉ dành cho tướng lĩnh cho các nhà sản xuất vũ khí, hoặc huân chương dành riêng cho tướng lĩnh đã được thưởng cho các đơn vị.

Dù vậy, ngày 21/9/1989 Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Mikhail Gorbachev đã ký nghị quyết huỷ việc tặng thưởng cho cố Tổng bí thứ Leonid Brezhnev “do trái ngược với quy chế tặng thưởng”.

(*) Danh sách những tướng lĩnh Liên Xô và quốc tế được tặng thưởng Huân chương Chiến thắng:

1. Nguyên soái Georgi Konstantinovich Zhukov được tặng thưởng 2 lần Huân chương Chiến thắng. Lần đầu vào ngày 10/4/1944 “vì đã giải phóng hữu ngạn Ukraine” và lần hai ngày 30/3/1945 “vì khôn khéo hoàn thành nhiệm vụ của Bộ Tổng tư lệnh tối cao” (>> chi tiết).

2. Nguyên soái Aleksandr Mikhaylovich Vasilevsky được tặng thưởng 2 lần Huân chương Chiến thắng. Lần đầu ngày 10/4/1944 “vì đã giải phóng hữu ngạn Ukraine” và lần hai ngày 19/4/1945 “vì đã lập kế hoạch các chiến dịch tác chiến và phối hợp hành động của các phương diện quân”.

3. Tổng bí thư Đảng cộn‌g sả‌n Liên Xô – Đại nguyên soái Joseph Vissarionovich Stalin được tặng thưởng 2 lần Huân chương Chiến thắng. Lần đầu ngày 10/4/1944 “vì đã giải phóng hữu ngạn Ukraine” và lần hai ngày 26/6/1945 “vì chiến thắng nước Đức phá‌t xí‌t”.

4. Nguyên soái Ivan Stepanovich Konev được tặng thưởng Huân chương Chiến thắng ngày 30/3/1945 “vì đã giải phóng Ba Lan và vượt sông Ode” (>> chi tiết).

Từ trái qua phải, trên xuống dưới: Georgi Konstantinovich Zhuko, Aleksandr Mikhaylovich Vasilevsk, Joseph Vissarionovich Stalin, Ivan Stepanovich Konev, Konstantin Konstantinovich Rokossovsky, Rodion Yakovlevich Malinovsky, Fyodor Ivanovich Tolbukhin, Leonid Aleksandrovich Govorov.


5. Nguyên soái Konstantin Konstantinovich Rokossovsky được tặng thưởng Huân chương Chiến thắng ngày 30/3/1945 “vì đã giải phóng Ba Lan”.

6. Nguyên soái Rodion Yakovlevich Malinovsky được tặng thưởng Huân chương Chiến thắng ngày 26/4/1945 “vì đã giải phóng lãnh thổ Áo và Hungaria”.

7. Nguyên soái Fyodor Ivanovich Tolbukhin được tặng thưởng Huân chương Chiến thắng ngày 26/4/1945 “vì đã giải phóng lãnh thổ Áo và Hungaria”.

8. Nguyên soái Leonid Aleksandrovich Govorov được tặng thưởng Huân chương Chiến thắng ngày 31/5/1945 “vì đã đánh tan các đơn vị quân Đức gần Leningrad và vùng Cận Baltic.

9. Nguyên soái Semyon Konstantinovich Timoshenko được tặng thưởng Huân chương Chiến thắng ngày 4/6/1945 “vì đã lập kế hoạch các chiến dịch tác chiến và phối hợp hành động của các phương diện quân”.

10. Đại tướng  Antonov Aleksei Nikolaevich được tặng thưởng Huân chương Chiến thắng ngày 4/6/1945 “vì đã lập kế hoạch các chiến dịch tác chiến và phối hợp hành động của các phương diện quân”.

11. Tướng Mỹ Dwight D. Eisenhower được tặng thưởng Huân chương Chiến thắng ngày 5/6/1945 “vì những thành tích kiệt xuất trong việc tiến hành các chiến dịch quân sự quy mô lớn và mà kết quả đã giành được chiến thắng của các dân tộc đã đoàn kết lại chống quân Đức phát xít”.

12. Thống chế Anh Bernard Montgomery được tặng thưởng Huân chương Chiến thắng ngày 5/6/1945 “vì những thành tích kiệt xuất trong việc tiến hành các chiến dịch quân sự quy mô lớn và mà kết quả đã giành được chiến thắng của các dân tộc đã đoàn kết lại chống quân Đức phát xít”.

Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: Semyon Konstantinovich Timoshenko, Antonov Aleksei Nikolaevich, Dwight D. Eisenhower, Bernard Montgomery, Mihai I, M. Rolya Zhimerski, Kirill Afanasievich Meretskov, Josip Broz Tito.


13. Vua Romania Michael (tiếng Romania là Mihai I) được tặng thưởng Huân chương Chiến thắng ngày 6/7/1945 “vì hành động dũng cảm kiên quyết thay đổi chính sách của Romania cắt đứt quan hệ với nước Đức phá‌t xí‌t và liên minh với các dân tộc đã đoàn kết lại vào thời điểm mà thất bại của quân Đức phá‌t xí‌t còn chưa rõ ràng”. Ông cũng là người được tặng thưởng huân chương duy nhất còn sống tính đến thời điểm tháng 4/2012.

14. Nguyên soái Ba Lan M. Rolya Zhimerski được tặng thưởng Huân chương Chiến thắng ngày 9/8/1945 “vì những thành tích kiệt xuất trong sự nghiệp tổ chức các lực lượng vũ trang Ba Lan và tiến hành thắng lợi các chiến dịch của Quân đội Ba Lan chống lại nước Đức phá‌t xí‌t”.

15. Nguyên soái Liên Xô Kirill Afanasievich Meretskov tặng thưởng Huân chương Chiến thắng ngày 8/9/1945 “vì sự chỉ huy thành công các đơn vị Hồng quân trong chiến tranh chống Nhật”.

16. Nguyên soái Nam Tư Josip Broz Tito được tặng thưởng Huân chương Chiến thắng ngày 9/9/1945 “vì những thành tích kiệt xuất trong việc tiến hành các chiến dịch quy mô lớn giúp cho việc giành thắng lợi của các dân tộc đã đoàn kết lại chống nước Đức phá‌t xí‌t”.

17. Tổng bí thư Đảng cộn‌g sả‌n Liên Xô – Nguyên soái Leonid Ilyich Brezhnev được tặng thưởng Huân chương Chiến thắng ngày 20/2/1978. Nhưng bị tước huân chương ngày 21/9/1989.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật