Số phận nghiệt ngã của cậu sinh viên nghèo gặp tai nạn T.Tâm

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một năm trước, Trần Văn Bảo (SN 1993, ở tổ dân phố 2, thị trấn Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gia nhập học Trường CĐCNXD Vinh. Tương lai tươi sáng đang chờ đợi phía trước, nhưng một tai nạn giao thông nghiệt ngã đã đẩy cậu sinh viên nghèo vào tình trạng bán thân bất toại.
Số phận nghiệt ngã của cậu sinh viên nghèo gặp tai nạn T.Tâm
Chấn thương trong vụ tai nạn đã khiến sinh viên nghèo Trần Văn Bảo nằm liệt giường. Bao nhiêu công sức học tập trở thành chuyện

Tình cảm vợ chồng rạn nứt dẫn đến hôn nhân đổ vỡ, nên Bảo trở thành niềm vui, niềm hy vọng duy nhất thắp sáng cuộc đời gian truân của anh Trần Văn Hải, ở tổ dân phố 2, Thị trấn Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Cuộc sống thiếu thốn tình cảm, thiếu bàn tay chăm sóc của người mẹ không làm Bảo nhụt chí. Trái lại, hình ảnh lam lũ, khó nhọc, hết mực thuơng yêu con của người cha đã giúp Bảo mạnh mẽ hơn, quyết tâm hơn. Bảo rất chăm học với niềm tin nay mai kiếm được tiền giúp đỡ bố, ông bà nội già yếu. Nối tiếp năm tháng đẹp đẽ của tuổi học sinh, tháng 10/2011, Bảo thi đậu vào Trường Cao đẳng Công nghiệp xây dựng Vinh, một kết quả làn bố, ông bà, thầy cô, bạn bè vui sướng, tự hào.

Nhưng, niềm vui của cậu bé giàu khát vọng ngắn chẳng tày gang. Nhập học chưa được bao lâu thì Bảo bất ngờ gặp tai nạn giao thông khi ngồi sau xe của một người bạn. Chiếc xe máy hôm người bạn chở Bảo đang chạy trên đường bất ngờ bị nổ lốp trước. Bảo bị văng ra khỏi xe, đầu đập mạnh xuống đường gãy xương cổ. tai nạn đã cướp đi bao ước mơ, khát vọng đẹp đẽ của chàng tân sinh viên ngành xây dựng.
Gia đình Bảo vốn đã nghèo, nên khi em gặp tai nạn lại càng rơi vào cảnh khốn khó hơn. Bố Bảo đã phải cầm cố mảnh vườn, thứ tài sản có giá trị nhất hơn 50 triệu đồng để chạy chữa cho con. Nhưng hết số tiền đó Bảo cũng chỉ mới phục hồi được trí nhớ và một phần sức khỏe. Không có đủ 100 triệu đồng để nộp chi phí cho ca mổ ghép xương cổ, anh Hải đành đưa Bảo về nhà tự điều trị.
Nói là tự điều trị, nhưng thực tế bố Bảo bất lực để chấn thương hành hạ con trai. Không có tiền mua thuốc đúng phác đồ điều trị, nên thuốc uống hàng ngày của Bảo cũng chỉ là thứ thuốc giảm đau và thuốc ngủ để em quên đi những cơn đau hành hạ. Cuộc sống ăn nằm một chỗ đã khiến thâ‌n hìn‌h Bảo teo tóp dần, nhiều chỗ trên mình em xuất hiện vết lở loét, khó chịu.

"Theo bệnh án điều trị tại bệnh viện Việt Nam – Ba Lan, nếu có tiền mổ thì em vẫn có khả năng phục hồi, chí ít là cũng có thể ngồi dậy để đi xe lăn. Em chỉ ước được như thế thôi, khi đôi tay hoạt động được và ngồi được xe lăn thì em cũng có khả năng học một nghề phù hợp để tự kiếm sống. Em không muốn vì em mà bố khổ thêm nữa" - em Bảo ngậm ngùi nói.

Với gia cảnh anh anh Hải lúc này đúng là "họa vô đơn chí". Nuôi con trai bị bệnh đã khốn khổ, anh Hải còn tay bồng tay bế săn sóc bố mẹ già trên 80 tuổi bị bệnh nặng. Mẹ anh bị suy tim độ 4, còn bố bị bệnh tiểu đường nặng, mọi việc nhỏ to trong gia đình đều trên bàn tay của người cha khó nhọc.Rrồi ông bà cũng thế, có khi anh Hải đang thay rửa cho con ở gian ngoài, thì ở gian trong ông, bà lại gọi đỡ dậy … Trước đây, khi Bảo còn khỏe, anh Hải còn đi làm thuê, làm mướn kiếm tiền trang trải qua ngày nhưng nay anh chỉ có thể quẩn quanh ở nhà chăm sóc 3 người bệnh nặng mà không thể đi đâu xa.
Ngoài chăm sóc con, bố Bảo con phải nuôi nấng bố mẹ già bệnh tật.

Thương anh Hải một tay chăm sóc 3 người bệnh, hàng xóm láng giềng ở đây vẫn thường qua lại động viên. Người giúp xoa, bóp, vệ sinh cho Bảo, người nấu cháu, mớm đút cho đôi vợ chồng già. “Ở khối phố này ai cũng thương hoàn cảnh bi đát của bố con anh Bảo. Bà con khối phố thương tình, gom góp chút ít tiền, ít gạo giúp đỡ, nhưng sự giúp đỡ này như muối bỏ biển, cuộc sống mấy con người quá khó khăn” – ông Hoàng Xuân Quế, Tổ trưởng tổ dân phố 2, Thị trấn Cẩm Xuyên đượm buồn cho biết.

Có một điều rất đáng khâm phục của cậu sinh viên đang nằm liệt trên giường bệnh, dù bệnh tình rất nặng, dù gia cảnh của gia đình khốn khó đủ đường, nhưng Bảo vẫn chưa mất khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp phía trước. “Em biết bố khó có kiếm được một số tiền lớn như thế để chạy chữa cho em. Nhưng là con người em có quyền hi vọng vào một điều thần kỳ phía trước. Em mong đến một ngày được điều trị khỏi bệnh, để em tiếp tục đi học, kiếm việc làm trả công ơn bố, giúp đỡ ông bà…”.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật