Trung Quốc tiếp tục gây áp lực tại biển Hoa Đông

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trung Quốc đưa tàu hải giám hiện đại tuần tra gần Senkaku/Điếu Ngư, thể hiện xu hướng mới tăng cường áp đặt chủ quyền tại các vùng biển tranh chấp.
Trung Quốc tiếp tục gây áp lực tại biển Hoa Đông
Tàu tuần tra hải quân Nhật Bản đang cảnh báo tàu hải giám Trung Quốc (cận cảnh) xâm phạm lãnh hải Nhật Bản, ngày 16/3

Hai tàu tuần tra thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc hôm 16/3 đã triển khai hoạt động tuần tra gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát trên biển Hoa Đông.

Trung Quốc “nhắc nhở” Hàn Quốc

Cùng với việc tăng cường sự hiện diện hải quân gần khu vực tranh chấp bãi đá ngầm Ieodo tại vùng tranh chấp, nhưng Hàn Quốc tuyên bố thuộc vùng biển của họ, hành động mới của lực lượng hải giám của Trung Quốc là một động thái nhằm khẳng định thái độ cứng rắn và không thỏa hiệp tại các vùng biển tranh chấp chủ quyền với các bên trong khu vực.

Trong vụ việc Ieodo (Trung Quốc gọi là bãi Suyan), đến lượt người Hàn Quốc nghe lời dọa dẫm của Trung Quốc như từng xảy ra với các nước Biển Đông. Thời báo Hoàn cầu đăng bài nói rằng: Trung Quốc là nước lớn, không có ý đôi co với Hàn Quốc nhưng lợi ích chính đáng của Trung Quốc cần được bảo vệ. Hàn Quốc phải hiểu rõ rằng bất kể họ làm gì đối với bãi Suyan đi nữa, chỉ cần Trung Quốc không chấp nhận thì tất cả chỉ là sự tự thỏ‌a mã‌n của bản thân họ. Nếu Hàn Quốc từ chối nghĩa vụ bảo vệ tình hữu nghị hai nước, họ nên biết kết quả là như thế nào; mà sức chống chịu của Trung Quốc đối với kết quả này chắc chắn mạnh hơn Hàn Quốc. Mong người Hàn Quốc tin và nhớ rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không chủ động gây rắc rối với Hàn Quốc, đa số người Trung Quốc đều muốn hữu hảo với Hàn Quốc, mong Hàn Quốc cũng không làm kẻ chèn ép người khác, tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình.

Tàu hải giám xuất hiện gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

Tàu “Hải Giám 50” và “Hải Giám 66” đã xuất hiện tại khu vực cách đảo Kubas thuộc quần đảo Senkaku 40 km về phía Đông Bắc và có lúc còn tiến vào lãnh hải của Nhật Bản tại một địa điểm ở phía Đông Nam quần đảo Senkaku. Đáp lại tín hiệu cảnh báo không được xâm phạm lãnh hải Nhật Bản từ tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG), tàu “Hải Giám 50” của Trung Quốc cho biết họ đang “tiến hành nhiệm vụ tuần tra trên vùng biển này” và khẳng định “các đảo khác, bao gồm cả quần đảo Senkaku, đều là lãnh thổ thuộc Trung Quốc”.

Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc cho biết lực lượng hải giám Trung Quốc là lực lượng chấp pháp tổng hợp trên biển dưới sự lãnh đạo của Cục Hải dương Quốc gia, và có trách nhiệm bảo vệ lợi ích biển của Trung Quốc theo Pháp Luật. Từ ngày 20/7/2006, lực lượng hải giám Trung Quốc đã triển khai hoạt động tuần tra bảo vệ chủ quyền theo định kỳ tại vùng biển do Trung Quốc quản lý. Ngày 8/12/2008, hải giám Trung Quốc đã tuần tra ở vùng biển thuộc đảo Điếu Ngư và các đảo phụ cận của đảo Điếu Ngư.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kenichiro Sasae đã triệu hồi Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản để phản đối gay gắt trước hoạt động của tàu tuần tra Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã khẳng định chủ quyền của nước này tại quần đảo Senkaku khi tuyên bố các tàu tuần tra Trung Quốc “chỉ hoạt động tuần tra trong vùng lãnh hải Trung Quốc”.

Vụ việc lần này diễn ra trong bối cảnh hai nước vừa qua đã có các hành động “trả đũa” nhau khi đặt tên cho một số đảo không người tại quần đảo Senkaku. Tiếp đó, việc Thị trưởng thành phố Nagoya Kawamura Takashi tuyên bố phủ nhận vụ “thảm sát Nam Kinh” đã làm bùng lên tâm lý chống Nhật tại Trung Quốc. Trên mạng Internet có nhiều luồng ý kiến cho rằng không thể tha thứ cho chính phủ Trung Quốc vì đã để mặc Nhật Bản có những động thái tùy tiện. Do vậy, trong vụ việc lần này, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã ngay lập tức đăng tải thông tin hoạt động của tàu tuần tra trên trang chủ của cơ quan này. Hãng tin Tân Hoa Xã cũng đăng tải bức ảnh tấm bảng điện tử trên tàu “Hải Giám 50” có dòng chữ: “Lực lượng của chúng ta đang có mặt tại đảo Điếu Ngư”.

Từ trước tới nay, các tàu tuần tra của Trung Quốc xuất hiện tại gần quần đảo Senkaku chủ yếu là tàu “Ngư Chính” thuộc Cục Ngư Chính (Bộ Nông nghiệp). Tuy nhiên, hai tàu tuần tra lần này đều là những tàu tuần tra thế hệ mới nhất của Trung Quốc vừa được Cục Hải dương Quốc gia đưa vào sử dụng từ năm 2011, trong đó “Hải Giám 50” thuộc loại lớn nhất của Trung Quốc có thể được trang bị máy bay trực thăng. Đây hoàn toàn có thể là hành động nằm trong chuỗi các biện pháp nhằm trấn an dư luận Trung Quốc rằng chính phủ sẽ có các biện pháp cần thiết trong tranh chấp với Nhật Bản. Điều này khiến Chính phủ Nhật Bản phải tăng cường cảnh giác và ngay lập tức thành lập Văn phòng thu thập thông tin tại Trung tâm quản lý sự cố (trực thuộc Văn phòng Thủ tướng) để đối phó với sự cố này.

Tháng 12/2011, chính phủ hai nước đã nhất trí sẽ sớm tiến hành các cuộc thảo luận định kỳ về vấn đề an ninh hàng hải. Khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba đã nhấn mạnh hai nước muốn xây dựng mối quan hệ tin cậy giữa các cơ quan quản lý hoạt động trên biển thông qua các biện pháp hợp tác. Tuy nhiên, các ý kiến tại Trung Quốc cho rằng nước này cần đẩy mạnh hoạt động tiến ra biển.

Trong buổi trả lời phỏng vấn báo Nikkei đầu tháng này, Thiếu tướng La viện, Ủy viên Chính hiệp, Phó Tổng thư ký Hội học thuật quân sự Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc nên sớm thành lập Lực lượng Cảnh sát biển được trang bị vũ khí hạng nhẹ để có thể đảm bảo quyền lợi trên biển của nước này. Do vậy, động thái lần này cũng có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy kế hoạch trên sắp được thực hiện và chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục có các hành động cứng rắn trên biển.

Hành động này chắc chắn sẽ làm căng thẳng giữa Trung Quốc với Nhật Bản có khả năng lan rộng trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày bình thường hóa quan hệ hai nước, đồng thời khiến dư luận Nhật Bản thêm lo ngại.

Theo các dự đoán của Quỹ Tokyo, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc, vào năm 2000, đã xấp xỉ bằng với mức ngân sách quốc phòng của Nhật Bản. Hai năm sau (2002), mức chi này đã tăng gấp đôi. Nó sẽ cao hơn từ 5-6 lần vào năm 2020 và từ 9-10 lần vào năm 2030. Tác giả cho biết các con số này còn chưa kể đến những ưu tiên hàng đầu do Bắc Kinh thông qua như ưu tiên đẩy mạnh hải quân, không quân và chống vệ tinh. Ông Kim Jimbo, chuyên gia tại Quỹ Tokyo, đồng thời là tác giả bản báo cáo, nhấn mạnh: “Luật chơi đang thay đổi một cách nhanh chóng. Trong trường hợp leo thang, Trung Quốc có thể đe dọa được chúng tôi và khả năng đánh trả của chúng tôi lại rất hạn chế”.

Mỹ tăng cường quan hệ đồng minh tại các vùng biển Đông Á

Kim Jimbo nhận định xu hướng phát triển này chính là cơ sở cho học thuyết quân sự mới của Mỹ. Lầu Năm Góc chuyển hướng trọng tâm từ Đại Tây Dương và Trung Đông về Thái Bình Dương trong bối cảnh ngân sách quốc phòng hạn hẹp. Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là những đồng minh chủ chốt của Mỹ trong khu vực. Nhưng sắp tới, Washington phải đa dạng hóa chỗ dựa của mình qua việc mở thêm một căn cứ quân sự mới tại Australia và tăng cường triển khai thêm quân tại đảo Guam và Hawai. Và một số đầu cầu mới có thể được thành lập, ví dụ với Philippines.

Dưới góc nhìn của Tokyo, việc Lầu Năm Góc có chính sách chuyển trọng tâm về Thái Bình Dương là một tin tốt. Bởi vì, điều đó sẽ giúp tăng cường hơn nữa liên minh Nhật - Mỹ và làm giảm bớt cuộc khủng hoảng di dời căn cứ quân sự trên quần đảo Okinawa, hiện đang gặp phải nhiều phản đối từ người dân địa phương.

Theo phân tích của tác giả, cốt lõi của mối lo ngại Mỹ-Nhật chính là việc Bắc Kinh sẵn sàng tự cho mình có khả năng cấm đoán các lực lượng nước ngoài tiến vào khu vực Biển Đông. Như vậy, theo như lời nhận định của Yoshiji Nogami, Giám đốc Học viện quan hệ Quốc tế Nhật Bản, để nhắm vào Trung Quốc, học thuyết quân sự mới của Mỹ đã “ đặt Nhật Bản trên vị trí tiền tuyến”./.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật